• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thị trường rau Hà Nội sau trận ngập úng lịch sử: Nghịch lý cung cầu, nông dân điêu đứng

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 08/01/2009
Ngày cập nhật: 9/1/2009

Sau đợt úng ngập đầu tháng 11-2008, nông dân Hà Nội được cấp miễn phí 70 tấn hạt giống rau, chủ yếu là rau ăn lá để nhanh chóng khôi phục sản xuất. Hơn 11.500ha rau cải các loại đã và đang cho thu hoạch, khiến thị trường thừa ế, rau rẻ như cho.

Những ngày vừa qua, thị trường hàng nông sản khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) "nóng" vì chuyện "khủng hoảng thừa" rau khiến nông dân điêu đứng. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, ở các chợ, chỉ có rau ăn lá có giá rẻ, còn các loại rau củ khác như súp lơ, su hào... giá vẫn cao. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu cây rau ở hầu hết các địa phương đặt ra cho các nhà chức trách bài học về vấn đề quy hoạch và công tác dự báo trong sản xuất và tiêu thụ rau xanh.

Khủng hoảng thừa - nông dân "khóc"

Trao đổi với PV báo Hànộimới, anh Nguyễn Văn Hào, HTX Nông nghiệp Tiền Lệ huyện Hoài Đức cho biết: Đến ngày 6-1-2009, các loại rau ăn lá từ cải cúc, cải chíp, cải ngọt… thâm canh theo biện pháp truyền thống giá bán tại ruộng của HTX chỉ dao động từ 300 đồng-500 đồng/kg, còn với diện tích 2,5ha rau an toàn của HTX được cơ quan chức năng chứng nhận thì giá cũng không cao hơn là mấy. Ở một số vùng rau lớn như Tiền Phong, Đại Thịnh (Mê Linh) và Vân Nội (Đông Anh)... rau không chỉ rẻ mà còn thừa mứa không bán được. Xã Vân Nội mỗi ngày thừa hàng chục tấn rau xanh khiến người nông dân điêu đứng. Ở các chợ nội thành, dù đã qua tay "cánh" bán buôn, nhưng giá rau cải các loại vẫn rất rẻ: 2.000 đồng/kg rau cải ngọt, 200-300 đồng/mớ cải cúc...

Trước cảnh rau ăn lá ế ẩm, nhiều nông dân chán nản, bỏ ruộng tìm việc mới hoặc chuyển sang trồng các loại khác như su hào, bắp cải… Anh Nguyễn Hữu Dung, nông dân xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm trồng 2 sào cải cúc, cho thu hoạch vào thời kỳ rau ăn lá "đại hạ giá" than thở: Giờ gia đình tôi đang rất nản vì 2 sào cải cúc vừa qua không có lãi mà lại còn phải đi mời mọc mãi người ta mua cho để vớt vát tiền vật tư, phân bón nên từ giờ đến Tết, gia đình tôi không xuống giống mà chuyển sang làm việc khác. Hiện tại một số người trong làng Tây Tựu (Từ Liêm) đã bỏ những sào rau xanh non mơn mởn, để đi tỉa hoa hồng thuê, một số người thì ra ngồi ở chợ lao động cạnh cầu vượt đường Phạm Hùng tìm việc, mong kiếm chút tiền tiêu Tết, bù đắp cho vụ rau thất bát.

Bài học về vấn đề quy hoạch và dự báo

Mặc dù đang "khủng hoảng thừa" nhưng thị trường rau xanh Hà Nội vẫn đang mất cân đối. Chỉ có các loại rau ăn lá giá rẻ, còn các loại rau củ khác như: cải bắp, cà chua, su hào... giá vẫn cao. Nguyên nhân là do sau ngập úng, nông dân đổ xô trồng các loại rau ngắn ngày làm phá vỡ cơ cấu mùa vụ. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) Hà Nội, hiện nay có khoảng 11.500ha rau đã trồng, chủ yếu là rau cải các loại, bởi sau mưa úng, Hà Nội đã xuất ra khoảng 70 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ của Trung ương để phát miễn phí cho người nông dân ở tất cả các quận, huyện. Đến nay, hơn 40 tấn giống gieo trồng đã cho thu hoạch, đó là chưa kể các địa phương cũng trích ngân sách mua hạt giống rau ăn lá hỗ trợ cho người nông dân. Đâu đâu cũng đua nhau trồng rau ăn lá dẫn đến "khủng hoảng" thừa loại rau này. Điều đó cho thấy sự yếu kém trong công tác quy hoạch và dự báo khiến nông dân thiệt thòi.

Theo Viện Nghiên cứu rau quả trung ương, cơ cấu cây rau hợp lý là rau ăn lá 40%, rau ăn quả 20%, rau gia vị 20% và 20% các loại rau khác. Tuy sau ngập úng, không có nhiều lựa chọn cho chủng loại cây trồng do nhiều loại rau đã hết khung thời vụ, bà con nông dân lại không có khả năng đầu tư lại do giống rau đắt, nhưng nhiều ý kiến cho rằng nếu xây dựng được quy hoạch vùng rau tốt, tính toán cơ cấu cây rau hợp lý, dự đoán sát nhu cầu thị trường để hướng dẫn các địa phương gieo trồng cho phù hợp sẽ tránh được tình trạng "khủng hoảng thừa" rau làm nông dân lao đao như hiện tại.

Theo PGS-TS Trần Khắc Thi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT): Từ nay đến Tết Nguyên đán thị trường rau ăn lá sẽ dần được hồi phục, có thể giá không cao nhưng cũng bù đắp được cho người nông dân. Vì vậy, bà con cần thận trọng khi xuống giống đợt mới nhưng không có nghĩa là bỏ rau ăn lá hoàn toàn. Vì nếu ai cũng để ruộng hoang, chối từ cây rau ăn lá thì thị trường lại sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn lúc thừa, lúc thiếu.

Được biết, để khắc phục tình trạng này, thành phố Hà Nội đã điều tiết lại cơ cấu hạt giống rau mới xuất ra, gần 25 tấn hạt rau hỗ trợ đợt 3 được thay thế bằng loại giống rau dài ngày và rải đều nhưng phải mất thời gian gần 2 tháng nữa mới cân đối được cơ cấu cây rau. Hiện nay diện tích rau, củ dài ngày ở ĐBSH đã ở mức cao, đủ để cung ứng cho thị trường trong và sau Tết Nguyên đán. Nếu bà con nông dân, chán cây rau ăn lá, chuyển sang cây rau dài ngày thì rất có thể lịch sử "đại hạ giá" rau ăn lá lại sẽ rơi vào các loại rau, củ khác. Vấn đề cốt yếu hiện nay không phải là chuyện khuyến cáo nông dân thôi hẳn không xuống giống rau ăn lá, mà là xuống giống ở mức độ nào để thị trường ổn định, cung - cầu gặp nhau. Muốn làm được điều này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện, quy hoạch diện tích gieo trồng hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu của người tiêu dùng để chỉ đạo sản xuất, bảo đảm sự cân đối cơ cấu cây trồng.

Hương Thanh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang