• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi ong dú, tiềm năng cần đánh thức

Nguồn tin: KH, 21/11/2004
Ngày cập nhật: 22/11/2004

Hiện nay, ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Mỹ, Úc, Braxin, Ấn Độ, Canada, Mêhicô, nghề nuôi ong dú đã trở thành một ngành công nghiệp nông thôn. Xung quanh nghề nuôi ong lấy mật, còn có dịch vụ cho thuê ong để thụ phấn cho các loại cây trồng. Theo đánh giá của Hội Nuôi ong Hoa Kỳ, giá trị mà ong dú giúp thụ phấn đem lại gấp 143 lần so với giá trị thu được từ mật và sáp ong. Hiện ở các nước này mật độ tăng đàn hàng năm lên tới 30%.

Năm 2002, nghề nuôi ong dú ở Khánh Hòa mới bắt đầu hình thành ở thị xã Cam Ranh. Thấy mô hình có hiệu quả, nhiều người dân đã học tập làm theo. Đến nay, toàn tỉnh có gần 60 hộ nuôi với 2.625 tổ, tập trung chủ yếu ở Cam Ranh, Nha Trang và Diên Khánh. Ong dú là loài dễ nuôi, không tốn công chăm sóc, có thể tận dụng diện tích nuôi. Mỗi năm, một tổ ong cho từ 1 - 1,5 lít mật, sản phẩm mật ong có hàm lượng chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Theo các tài liệu khoa học, sản phẩm mật ong và sáp ong còn là nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp: Sản xuất thuốc y dược, sơn, mỹ phẩm… Ngoài ra, với kích thước nhỏ bé, ong dú là loài vật có khả năng thụ phấn tốt nhất cho các loại cây trồng.

Chúng tôi đến nhà ông Trần Đình Phó, nguyên Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh đã nghỉ hưu. Với ông, ban đầu nuôi ong chỉ là thú vui tao nhã lúc tuổi đã về già. Song đến nay, gia đình ông đã phát triển được gần 40 tổ ong. Ông cho biết: Đầu tư nuôi ong dú thấp, lợi nhuận cao lại không tốn công chăm sóc. Mỗi tổ ong, nguời nuôi đầu tư khoảng 200 ngàn đồng, sau 1 năm sẽ thu hồi vốn. Chưa nói đến, sau mỗi năm thực hiện tách đàn, số tổ sẽ tăng gấp đôi. Theo giá thị trường hiện nay, giá 1 lít mật ong nguyên chất dao động từ 150 - 250 ngàn đồng tùy chất lượng. Ngoài ra, sáp mật ong còn sử dụng như một loại thuốc cầm máu rất công hiệu.

Ông Dương Văn Dưỡng, thôn Bãi Giếng, xã Cam Hải Tây (Cam Ranh) được người dân ở đây ví là “vua ong”. Ông hiện sở hữu tới gần 1.000 tổ ong. Ông dẫn chúng tôi dạo quanh khu vườn xoài gần 3 ha đang cho quả trái vụ. Dưới những tán xoài, tổ ong được đặt san sát. Hiện với gần 1.000 tổ ong, hàng năm gia đình ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Đó là chưa nói đến việc nhờ nuôi ong, vườn xoài của ông luôn cho năng suất cao hơn các hộ khác trong vùng. Nếu trúng vụ, nguồn thu từ xoài của ông hàng năm ngót nghét gần 200 triệu đồng. Theo ông, ong dú ngoài phân đàn tự nhiên còn có thể thực hiện phân đàn nhân tạo. Do sinh sôi nẩy nở nhanh, nhu cầu tách đàn tự nhiên của ong dú xảy ra hàng năm. Khi thấy ong có dấu hiệu tách đàn, người nuôi đưa ong vào một thùng gỗ để ong có tổ mới, tránh trường hợp không chuẩn bị kịp thùng gỗ ong sẽ bỏ đi nơi khác. Trong tổ ong đã đông đặc, nhưng chưa có dấu hiệu phân đàn, người nuôi phải tách một phần phấn, sáp và keo sang một tổ mới. Cách tách đàn nhân tạo chỉ thực hiện được vào lúc thời tiết ấm, mùa hoa phong phú. Ngoài ra, nếu người nuôi tạo được môi trường tốt, bôi một lớp sáp, mật và keo trong thùng gỗ như môi trường ong thường ở sẽ dụ được ong thiên nhiên về làm tổ. Riêng địa bàn Cam Ranh, đến nay đã có 27 hộ học tập mô hình nuôi ong trong vườn xoài phát huy được hiệu quả rõ nét. Bên cạnh lợi nhuận thu được từ nuôi ong, năng suất cây trồng cũng tăng lên đáng kể.

ANH TUẤN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang