• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng dược liệu - cơ hội làm giàu của nông dân

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 05/01/2009
Ngày cập nhật: 6/1/2009

Ngành Khoa học-Công nghệ Phú Yên đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều vùng chuyên canh dược liệu tại tỉnh. Điều này sẽ tạo cơ hội cho nông dân Phú Yên có thu nhập cao khi trồng các loại cây này.

BẢO TỒN CÂY THUỐC BẢN ĐỊA

Theo đánh giá ban đầu, Phú Yên có trên 2.000 loại cây thuốc nam, trong đó có nhiều cây giá trị cao, như: sa nhân, phòng kỷ, sài hồ, vàng đắng, thạch hộc, lan gấm, trầm hương, kim tiền thảo, rong mơ,… được các cơ quan chuyên môn đánh giá là nơi có nhiều loại dược liệu tích luỹ các hoạt chất tương đối cao.

Những năm qua, phần lớn dược liệu tại tỉnh được thu hái và chuyển đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Một phần nhỏ dược liệu được các thầy thuốc đông y và người dân sử dụng tại chỗ theo phương thức chế biến, chữa bệnh truyền thống. Chính việc thu hái dược liệu mang tính tự phát, thiếu khoa học chế biến nên giá bán thường rất rẻ, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, việc điều tra, nghiên cứu và bảo tồn, phát triển cũng chưa được đầu tư đến nơi đến chốn.

Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh (Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung) đã có một số đề xuất khả quan trên lĩnh vực này. Đối với cây dược liệu ngắn ngày, phải điều tra quy hoạch ngay những vùng có cây thuốc mọc tập trung, xác định những cây thuốc có nhu cầu sử dụng cao, đề xuất thời gian khai thác phù hợp với khả năng tái sinh của cây. Ví như với cây dừa cạn, nên có quy định chỉ khai thác cây có đường kính cổ rễ hơn 1cm, thời gian thu hái từ tháng 2 đến tháng 5 để cây có điều kiện phục hồi sinh trưởng.

Đối với cây dược liệu đa niên, cần điều tra tài nguyên cây thuốc trong các khu rừng bảo tồn, rừng đặc dụng, xác định các cây thuốc quý để có kế hoạch bảo vệ và phát triển kịp thời. Lựa chọn một số loài cây thuốc giá trị cao, đi sâu vào nghiên cứu nhân giống và phát triển kỹ thuật gieo trồng tại một số vùng đất nhất định để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Chẳng hạn như cây thổ phục linh, là một loại thân leo, ưa sáng, chịu hạn tốt, phù hợp với hệ sinh thái đất đồi, nương rẫy. Các xí nghiệp dược thích mua thổ phục linh Phú Yên để làm thuốc chữa thấp khớp rất công hiệu, thế nhưng người dân trong tỉnh chỉ mới khai thác tự nhiên nên số lượng ngày càng ít dần và nguy cơ cạn kiệt loài cây này.

Kỹ sư Tuyết Anh cũng đề xuất cần có chương trình tập huấn cho các cán bộ kiểm lâm, người trực tiếp quản lý rừng về cách nhận dạng cây thuốc, giá trị y dược học, kinh tế của cây thuốc và phương pháp bảo tồn. Cần xây dựng các trung tâm bảo tồn nguồn gien cây dược liệu tại tỉnh, đó là nơi cung cấp giống và kỹ thuật trồng các loại dược liệu quý hiếm, để phát triển sản xuất rộng khắp trong cộng đồng.

CÂY THUỐC - CÂY LÀM GIÀU!

Trong chiến lược phát triển ngành Y tế, Phú Yên được xác định là 1 trong 10 điểm trên toàn quốc được quy hoạch vùng sản xuất dược liệu. Nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung đã khảo nghiệm cho thấy: điều kiện sinh thái vùng ven sông, đất cát tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa,… rất thích hợp trồng cây diệp hạ châu (cây chó đẻ thân xanh), tần lá dày, dừa cạn, gừng Nhật Bản,… có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vào chế biến thuốc và xuất khẩu. Các loại cây dược liệu này dễ trồng, năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định hơn nhiều loại cây trồng khác, thu nhập trên 120 triệu đồng/ha/năm, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Dự án “Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc trong nước và xuất khẩu” sẽ tập trung trồng 2 loại cây là diệp hạ châu và tần lá dày. Mục tiêu cụ thể là xây dựng mô hình trồng 10 ha cây diệp hạ châu và 5 ha tần lá dày theo tiêu chuẩn VietGAP trên các bãi bồi ven sông, vùng cát tại Phú Yên. Diệp hạ châu có thể cho năng suất 15-16 tấn/ha/vụ trong 50-60 ngày, mỗi năm trồng được 4-5 vụ. Tần lá dày có thể cho năng suất 30-40 tấn/ha/ vụ trong 90 ngày, mỗi năm trồng được 2 vụ. Việc chuyển giao giống, kỹ thuật trồng và sơ chế sẽ do dự án đầu tư; các hộ nông dân tham gia mô hình theo tinh thần tự nguyện, tuân thủ quy trình trồng theo tiêu chuẩn rau an toàn. Nông dân trồng diệp hạ châu có thể tạo ra mức thu nhập 150-187,5 triệu đồng/ha/8 tháng; còn với tần lá dày có thể thu nhập 150-200 triệu đồng/ha/6 tháng.

Hiện nay, với tỉ lệ 15% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B, các nhà máy dược trong nước đang có nhu cầu sử dụng 5-10 tấn nguyên liệu chiết xuất từ diệp hạ châu (tương đương 750-1.500 tấn dược liệu tươi) để làm thuốc. Còn tần lá dày là thành phần cơ bản để sản xuất thuốc đặc trị bệnh viêm họng, riêng nhu cầu trong nước là 200-300 kg tinh dầu/năm, tương đương 1.000-1.500 tấn lá tươi/năm. Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung hiện đã có nhiều ký kết, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân trồng dược liệu an toàn.

HÙNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang