• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả kinh tế từ việc ghép cây tràm trà với cây tràm gió

Nguồn tin: Báo Long An, 24/12/2008
Ngày cập nhật: 4/1/2009

Theo nghiên cứu thử nghiệm của Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng (Long An), thì việc ghép cây tràm trà (Melaleuca Alternifolia) hay còn gọi là tràm Úc, được nhập từ Úc với gốc cây tràm gió mọc nhiều và sống thích hợp với vùng đất ngập nước, nhiễm phèn kể cả phèn nặng vùng Đồng Tháp Mười đã cho hiệu quả. Cây ghép đã sống và tinh dầu tràm chiết xuất cho chất lượng không khác gì cây tràm trà nguyên thủy được trồng ở vùng xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Như vậy, khả năng sống của cây tràm trà ghép ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An là rất khả thi.

Theo nghiên cứu thử nghiệm của Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng (Long An), thì việc ghép cây tràm trà (Melaleuca Alternifolia) hay còn gọi là tràm Úc, được nhập từ Úc với gốc cây tràm gió mọc nhiều và sống thích hợp với vùng đất ngập nước, nhiễm phèn kể cả phèn nặng vùng Đồng Tháp Mười đã cho hiệu quả. Cây ghép đã sống và tinh dầu tràm chiết xuất cho chất lượng không khác gì cây tràm trà nguyên thủy được trồng ở vùng xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Như vậy, khả năng sống của cây tràm trà ghép ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An là rất khả thi.

Cây tràm trà được du nhập vào nước ta tháng 6-1986, và có tên gọi khác là cây tràm Úc, tràm lá kim, tràm dầu... được trồng tại các địa phương như: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú Yên với số lượng rất ít. Đến năm 1995, trong chương trình hợp tác với Úc, bác sĩ Nguyễn Hoàng Tâm đã trồng trên 25 ha tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và đã khai thác được tinh dầu cho xuất khẩu với số lượng lớn.

Kết quả sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây tràm trà trên các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta cho thấy, lợi nhuận sau hai năm trồng là rất cao. Tinh dầu tràm trà được bán với giá 200.000 đồng/kg (ở Úc từ 70 – 100 USD/lít). Lợi nhuận từ 1ha trồng tràm trà tùy theo địa điểm thử nghiệm có thể thu được từ 32 đến 41 triệu đồng/ha. Chủ yếu là lấy lá, nên có thể khai thác cây trong thời gian khá lâu.

Thấy được hiệu quả từ việc trồng cây tràm trà, Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng (người đoạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Long An (2005-2006) với giải pháp ''Cải tiến phương pháp ghép cành”. Đã tự nghiên cứu và ghép thử thành công cây tràm trà trên gốc cây tràm gió. Theo kỹ sư Tùng, ''Cây tràm trà ghép với cây tràm gió của địa phương có sức sống rất tốt, nhất là ở vùng ngập nước và nhiễm phèn vì cây tràm trà kỵ nước nếu trồng cây nguyên thủy sẽ bị chết ở vùng thường xuyên ngập nước như vùng Đồng Tháp Mười. Cây tràm ghép, chỉ trồng trong vòng 6 tháng là có thể thu hoạch lá. Trung bình khoảng 100 kg lá cho 1 lít dầu thô, 1 ha có thể cho 200 tấn lá/năm, tương đương 20 lít dầu. Như vậy, bà con trồng 1 ha trong vòng 1 năm là có thể thu hoạch, giá trị khoảng 40 triệu đồng/ha/năm và có thể thu hoạch trong vòng 20 năm. Lợi nhuận cao hơn cây tràm cừ rất nhiều.”. Việc trồng và phát triển cây tràm trà ở Long An rất có nhiều thuận lợi vì thời gian thu hồi vốn ngắn, giá trị như trên sẽ khuyến khích người dân đầu tư vì cao hơn nhiều loại cây khác. Mặt khác, người dân có thể trồng cây tràm ghép trên các diện tích tận dụng như, bờ bao, xung quanh nhà, bờ ruộng... Đặc biệt, nếu được sự hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư hoặc từ Nhà nước thì có lẽ việc đưa cây tràm trà ghép thay thế cho các loại cây khác phổ biến vùng Đồng Tháp Mười như tràm cừ sẽ rất khả thi trong thời gian không xa.

Kỹ sư Tùng cho biết thêm: "Khi ghép thử cây tràm trà với gốc tràm gió tại nhà ở xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỷ lệ thành công rất cao (trên 70%), thời gian ghép chỉ 15 ngày cho kết quả. Đến nay, tại vườn của Kỹ sư Tùng có khoảng trên 100 cây tràm ghép. Cây tràm trà có thể trồng làm cảnh cũng rất đẹp, lá tràm còn có tác dụng trị cảm sốt, nhức đầu khi nấu nước xông hơi...”. Hiện nay, anh Tùng đã cung cấp tràm ghép cho một số bà con trong vùng trồng thử làm cây cảnh và đã bán được một số cây cho bà con ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nếu thuận lợi, sau này anh sẽ khuyến khích bà con trồng thử nghiệm trên các phần đất còn bỏ trống như bờ bao, xung quanh nền nhà... Khi nông dân đã thấy được lợi ích thiết thực từ cây tràm ghép, anh sẽ thành lập tổ đi thu mua lá cung cấp cho đơn vị chiết xuất tinh dầu, từ từ sẽ phát triển trên diện rộng nếu như Thuận buồm xuôi gió.

Anh Tùng rất tâm đắc với cây tràm ghép đã trồng thử nghiệm thành công. Với mong muốn, đem lại một loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tăng thêm thu nhập trên vùng đất mà thiên nhiên có nhiều yếu tố bất lợi. Tuy nhiên, mọi bước đầu, rất mong cơ quan chuyên môn, nhà khoa học và nhà kinh tế quan tâm đến đề tài của kỹ sư Tùng để anh có điều kiện sớm thực hiện được ước mơ của mình.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang