• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhà nông trên bục giảng

Nguồn tin: TT, 21/11/2004
Ngày cập nhật: 21/11/2004

Điểm chung của các nông dân - trợ giảng đại học là từng được đến Philippines, Malaysia, Thái Lan... dự hội thảo cùng những nhà khoa học tên tuổi.

Họ còn có chung niềm đam mê khoa học, tinh thần chấp nhận rủi ro, có khả năng sáng tạo để làm giàu cho mình và giúp cộng đồng vươn lên khá giả. Học trò của họ là những “đồng nghiệp nông dân” và sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long...

1. Ông tên thật là Dương Văn Châu, hiện ngụ ở ấp Cây Dương, xã Thạnh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Lúc nào ông cũng trăn trở: “Làm thế nào để lai tạo ra những giống lúa có chất lượng cao nhưng giá thành lại thấp”.

Năm 2000, khi được Viện Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác của Trường đại học Cần Thơ (ĐHCT) chọn tham gia vào dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” và được huấn luyện tại viện, ông đã học miệt mài. Khi khóa học vừa kết thúc, nhà nông này đã làm mọi người phải ngạc nhiên đến thán phục vì đã tự tay lai tạo thành công một số giống mới. Đến năm 2001, ông lại tiếp tục nâng cấp một số giống lúa lên thành giống TM1 (Thanh Mỹ 1), TM2 (Thanh Mỹ 2) với tính năng vượt trội, năng suất cao hơn, giá bán mỗi ký nhỉnh hơn được từ 100 - 300 đồng. Hiện chỉ tính riêng chín xã của năm huyện trong tỉnh, hai giống lúa trên đã được đưa vào sản xuất trên diện 100ha.

Chẳng những bà con nông dân trọng nể ông, mà các nhà khoa học ĐHCT đã mời ông về làm trợ giảng những lớp “Tăng cường kỹ năng chọn tạo giống lúa” với học viên cũng là nông dân như ông. Ông đã “dịch” những ngôn từ mà các nhà khoa học ĐHCT đã giảng thành ngôn ngữ nông dân thường dùng. Bài giảng về phục tráng giống là một ví dụ. Khi các nhà khoa học bảo: “Lấy dương”, ông chuyển thành: “Bà con chọn những cây cao đồng đều, cùng giống”. Còn khi các nhà khoa học giảng: “Lấy âm”, ông nói: “Sau khi bỏ những cây cao ra, bà con lấy những cây đồng dạng”. Và khi các nhà khoa học nói: “Chọn dòng thuần chủng”, ông giải thích: “Bà con chọn ít nhất 250 bụi lúa trong một quần thể, tuyển mỗi bụi một bông, cấy một bông một hàng. Đánh mã số, lấy chỉ tiêu... Cuối cùng chọn lấy khoảng năm hàng có nhiều tính năng tốt mà mình ưng bụng nhất, nhân rộng ra thêm 2-3 vụ nữa bà con sẽ có giống lúa thuần chủng”...

Sinh viên Trường cao đẳng cộng đồng Trà Vinh đã đến học thực tế trên ruộng của ông. Những câu hỏi quanh vấn đề lai tạo giống, triệu chứng và cách chữa trị một số bệnh cho lúa... đều được ông trả lời một cách tận tình. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Trà Vinh cũng đã mời ông hỗ trợ huấn luyện lớp “Tăng cường kỹ năng chọn tạo giống lúa cộng đồng” mở tại xã Long Thới, huyện Tiểu Cần.

Từ năm 1992 ông Châu đã tìm đến TTKN tỉnh Trà Vinh. Ông Nguyễn Văn Đựt, quyền giám đốc trung tâm, kể: “Ông Châu biết sáng tạo từ những gì đã học, đặc biệt dám chấp nhận rủi ro khi đưa 1ha đất vào trồng thử nghiệm những giống lúa mới”. Khi có bộ giống mới thì TTKN Trà Vinh, Viện Lúa ĐBSCL, Trường ĐHCT đưa cho ông trồng thử nghiệm. Đến ngày thu hoạch không khí tại các đám ruộng mẫu náo nức như ngày hội nhỏ.

Các nhà khoa học nghiệm thu kết quả, còn bà con nông dân ai “kết” giống nào thì chỉ cần đến hỏi ông Châu cách chăm sóc giống lúa đó và ông đều nhiệt tình hướng dẫn cặn kẽ. Cứ mỗi vụ lúa ông hướng dẫn cho khoảng 100 nông dân. Ông còn hướng dẫn bà con trong xóm trồng 10-15ha lúa giống. Hiện nay mỗi vụ tổ sản xuất lúa giống của ông đã cung cấp cho thị trường khoảng 20 tấn lúa giống. Bà con có thắc mắc gì hoặc ruộng lúa bị bệnh gì đều tìm đến ông Châu và không ít lần ông đã cứu nguy cho những ruộng lúa đang thoi thóp như ruộng của chị Kim Thới Xuân, anh Phan Thanh Phát...

2. Năm 2004, Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Hậu Giang phối hợp với ĐHCT mở lớp dạy nghề cho bà con ở nông thôn. Anh Nguyễn Hoàng Nam - một nông dân sản xuất giỏi ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - đã được đề nghị làm trợ giảng cho những lớp này. Tính đến nay anh Nam đã tham gia trợ giảng đến bảy lớp, mỗi lớp 60-80 học viên. Trung bình mỗi khóa học kéo dài khoảng hai tuần với lịch giảng sau: hai ngày hướng dẫn trị bệnh cho heo, 1-2 ngày lắp túi ủ, một buổi hướng dẫn chung về VACB. Thời gian còn lại dành cho con cá sặt rằn.

Trước mỗi buổi đứng lớp, anh đều soạn kỹ giáo án trong đầu: lý thuyết dạy tới đâu thực hành sẽ phủ tới đó. Chẳng hạn như phần hướng dẫn lắp túi ủ biogas. Thường ở mỗi lớp sẽ chọn ra một hộ để lắp túi ủ. Khâu lý thuyết đến phần nào thì thực hành cũng được làm ngay cái rụp tại đó. Nhờ thế mà dứt khóa học, đa số các học viên đều tự mình có thể hoàn thành qui trình lắp túi ủ. Còn về con cá sặt rằn, phần lý thuyết nào thấy quan trọng là anh lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như khâu cải tạo ao quyết định thành công hay thất bại đến 80% hoặc như tháng 9-10 trời trở lạnh, nhiệt độ trong ao thay đổi đột ngột, cá sặt rằn thường hay trở bệnh nên phải theo dõi sát để bổ sung thuốc... được anh nhắc đến rất nhiều lần. Về phần thực hành anh hướng dẫn bà con theo cách cầm tay chỉ việc. Chẳng hạn như cầm cá và cầm ống tiêm như thế nào để chích cho ngọt...

Để mọi người chấp nhận con cá sặt rằn là điều không phải dễ. Tùy theo từng lớp đối tượng mà anh Nam có cách thuyết phục riêng. Đối với các bậc cao niên: “Cô bác nghĩ xem nuôi cá sặt rằn rất nhàn tản, vừa vui thú điền viên lại vừa có tiền”, còn đối với các bậc trung niên: “Cá sặt rằn là loại cá ăn ít trong khi chúng ta lại có sẵn nguồn thức ăn hoàn toàn “miễn phí” từ túi ủ biogas hoặc từ cây tricanthera. Lượng thức ăn tấm, cám dặm thêm chẳng tốn bao nhiêu. Nếu nuôi đúng bài bản thì đường nào mà lỗ được”.

Với người trẻ tuổi, anh “kích tướng”: “Giờ là thời kỳ mở cửa làm ăn với thế giới nên không thể chỉ làm việc bằng cơ bắp mà phải làm việc bằng trí tuệ thôi các em ạ! Phải tính toán nuôi con gì ngon ăn: ít bệnh, ít tốn kém, tận dụng thức ăn dễ có trong vườn tược, chủ động được thời gian xuất ao và quan trọng đầu ra rộng, bán có giá. Và con cá sặt rằn đã đáp ứng được những yêu cầu trên”.

Nhiều hộ thấy người khác nuôi trúng vụ nên nôn nóng thả cá với mật độ khá dày hoặc nghĩ loài cá đồng này dễ nuôi mà lướt qua một số chi tiết. Chính tâm lý chủ quan này dễ dẫn đến thua đậm. Vì thế khi giảng, anh thường đem chính sự thất bại trước đây của mình ra để làm bài học kinh nghiệm. Những gì học được ở các nhà khoa học ĐHCT, cộng với kinh nghiệm của những lần phơi trắng ao anh đều truyền lại hết cho các học viên. Nhiều hộ mời thạc sĩ Lê Tuyết Minh - phó trưởng bộ môn môi trường & quản lý tài nguyên thiên nhiên, khoa nông nghiệp ĐHCT, và anh Nam đến giảng. Hai thầy trò đồng ý cái rụp cho dù lớp chỉ có 4-5 học viên hoặc cho dù nơi đó là vùng sâu. Khi kết thúc khóa học, bà con trao tiền thì cả hai đều từ chối.

Thạc sĩ Huỳnh Quang Tín - phó trưởng bộ môn tài nguyên cây trồng Viện Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác ĐHCT - cho biết: “Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học ra đời nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Còn các lớp học “Tăng cường kỹ năng chọn tạo giống lúa cộng đồng” được mở ra dành riêng cho nông dân ĐBSCL, nhằm đào tạo họ thành những giảng viên nông dân hoặc nông dân trợ giảng. Và 25 học viên của khóa đầu tiên đã làm tốt những gì chúng tôi kỳ vọng. Hiện họ đã trở thành những nông dân nòng cốt của nhiều tỉnh, có trình độ và năng lực đủ sức chọn và tạo lúa giống, cũng như đứng lớp để truyền lại những gì mình đã biết cho cộng đồng”.

3. Khác với hai trường hợp trên, ông Nguyễn Văn Thanh, ngụ ở ấp Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, xuất thân là nhà giáo. Quá đam mê ruộng đồng nên năm 1986 ông xin nghỉ dạy để dành thời gian tìm hiểu cây lúa trên 1,5ha ruộng nhà và chỉ một năm sau đã sản xuất được lúa giống.

Năm 1989 ông Thanh cùng một số hộ thành lập tổ nhân lúa giống, hiện có tám thành viên, mỗi năm bán ra được khoảng 23-25 tấn lúa giống. Năm 2000, ông Thanh cũng đã được Viện Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác ĐHCT chọn vào học lớp “Kỹ năng chọn tạo giống lúa cộng đồng”. Với những kiến thức đã tiếp thu, ông Thanh đã ngày đêm gắn với đồng ruộng và năm 2002 đã lai tạo thành công giống lúa TH1 năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt... Hiện giống lúa này được phổ biến rộng ở Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu...

Năm 2001, TTKN tỉnh An Giang mở lớp “Kỹ năng chọn tạo giống lúa” cho bà con nông dân, ông Thanh được mời về đứng lớp. Với kinh nghiệm của một nhà nông sản xuất giỏi nhiều năm liền cộng với kiến thức đã học được ở ĐHCT, ông nắm bắt nội dung mà trung tâm đưa ra không khó. Mỗi lớp khoảng 30 người, một tuần học một lần; mỗi khóa học kéo dài suốt mùa vụ. Nhờ thế mà song song với việc trao đổi nội dung bài học, cả lớp còn thông tin cho nhau về tình hình cây lúa cũng như kịp thời chữa trị bệnh tình nguy cấp mà cây vướng phải....

Hôm chúng tôi đến, ông đang hướng dẫn một lớp ở ấp Long Quới 1, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới; trên tấm bảng đen chi chít những hàng chữ: “Thời gian nghỉ ngủ của cây lúa, thời gian để vỏ trấu phân hủy, cách bảo vệ mầm lúa...”.

Từng say mê lai tạo giống lúa, từng nếm qua rất nhiều thành công cũng như thất bại trên ruộng đồng cộng với kinh nghiệm trong những năm tháng dạy học đã giúp cho bài giảng của ông về lúa giống thật dễ hiểu. Ông thường đưa ra những so sánh rất sinh động hoặc đưa ra “bài toán” và cách giải sai của một số bà con, sau đó ông mới cùng các học viên đi tìm đáp số.

Chẳng hạn như giảng về cách bón phân cho lúa, ông có cách so sánh khá dí dỏm: “Lúa cũng như người, ăn nhiều quá sẽ bội thực, ăn ít quá sẽ bị suy dinh dưỡng. Quan trọng phải ăn đủ chất, đủ lượng. Lúa cũng như thế, bón nhiều quá cây sẽ bị đổ ngã, bón ít quá cây không đủ chất dinh dưỡng. Có giai đoạn lúa cần phân nhiều, có giai đoạn lúa cần phân ít. Nhiều bà con cứ nghĩ cho lúa “ăn” càng nhiều phân càng tốt, nhưng không biết như thế sẽ gây ra tình trạng dư thừa phân làm cho đất bị ngộ độc”. Sau khi đưa vấn đề ông cùng các học viên phân tích, sau cùng cả lớp đưa ra giải pháp: “Dùng vôi hòa nước để tạo chất kết tủa, giải độc cho đất”.

Tính đến nay ông Thanh đã đứng trên 10 lớp. Sau khi khóa học kết thúc, bà con nông dân đã nắm được những điều cơ bản xoay quanh giống lúa, ứng dụng vào ruộng nhà. Số lượng lúa thu hoạch tăng 15-20%; giá lúa bán ra mỗi ký cũng cao hơn 100-200 đồng. Ông Thanh tâm sự: “Thật ra đây là lớp học trao đổi hai chiều, tôi đứng lớp với tư cách là bạn bè cùng chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bản thân tôi đã học được rất nhiều từ những kinh nghiệm của các học viên. Có những thắc mắc của bà con mà tôi không giải thích được, thế là tôi về tìm tòi và qua đó, tôi biết thêm một số vấn đề rất hay”.

MINH TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang