• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân đang bỏ ruộng

Nguồn tin: LĐ, 21/11/2004
Ngày cập nhật: 21/11/2004

Hiện tượng nông dân bỏ ruộng, từ chối canh tác, trả lại ruộng cho chính quyền xã đã và đang diễn ra ở một số tỉnh Bắc Bộ. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện thời tiết hiện quá khô hạn ảnh hưởng rất xấu đến năng suất canh tác chỉ là một. Như vậy có thể nói hiện tượng nông dân bỏ ruộng (nhất là tại một tỉnh thuần nông như Thái Bình) đang tiềm tàng nhiều nguy cơ, hay sự vận động, cả tiêu cực lẫn tích cực đối với một quốc gia nông nghiệp có tới gần 70% dân số làm nghề nông.

Nông dân vào thành phố kiếm sống.

Thành ngữ "nông bất ly hương" đã không còn đúng khi hàng vạn nông dân (ND) rời vườn ruộng tha hương kiếm sống. Điều gì đang diễn ra đằng sau hiện tượng này? Và liệu nó có thể ảnh hưởng đến chiến lược an ninh lương thực và hàng loạt vấn đề việc làm cho ND?

Trả ruộng, bán ruộng - đi làm thuê

Khảo sát sơ bộ của chúng tôi cho thấy rất nhiều hộ dân ở một số tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định.... đang có nhu cầu bán ruộng. Họ đang sẵn sàng cho cuộc "ly hương" với niềm hi vọng mong manh sẽ tìm được một việc làm mang lại thu nhập 10 - 15 nghìn đồng/ngày. ở một số huyện thuộc Thái Bình - ND đang ồ ạt trả ruộng cho thôn, cho xã. Nguyên nhân có nhiều nhưng cơ bản do giá phân bón, giống cây trồng, các loại dịch vụ tăng quá cao, các khoản đóng góp cho xã hội đã vượt quá sức chịu đựng của người ND khi đảm nhận ruộng khoán Nhà nước giao.

Không lãi sao làm được!

Chị Phạm Thị Hoa (xã Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình) - người ND đầu tiên tôi gặp trong hành trình tìm hiểu hiện tượng ND trả ruộng ở quê lúa - vừa gảy rơm, vừa nói: " Một sào rưỡi đấy chú ạ, vừa gặt xong được đúng 50kg thóc. Không cấy lúa chẳng biết làm gì, cấy thì thu chẳng đủ bù chi. Anh nhà tôi đang bàn trả hết ruộng cho xã, lên Hà Nội ai thuê gì làm đó, kiếm 5-7 nghìn/ngày cũng được. ở cái thôn này đầy nhà trả ruộng rồi".

Nhà bà Lương Thị Diệp (thôn Luật Ngoại, xã Quang Lịch) vụ mùa này cấy tám sào, cho thu hoạch được 7 tạ thóc, tính ra mỗi sào lỗ gần 100 nghìn đồng. Bà Diệp thở dài: "Tính toán chi ly, nhà tôi có 6 sào ruộng khoán thuộc loại đất quỹ 1, 2 sào thuộc đất quỹ 2 (do xã cho những công dân sinh sau khi chia ruộng năm 1993 mượn) của hai đứa cháu. Hai sào này năng suất lắm đạt 1,6 tạ thóc/ vụ, như vụ này do bị rầy nâu cắn phá chỉ đạt 50kg/sào. Mỗi vụ xã thu 40kg sản cộng với các khoản chi phí phân bón, cày bừa, các loại thuốc trừ sâu vậy là sạch sành sanh. Chúng tôi có ruộng không thể làm được. Còn cho người khác thuê để làm một vụ đóng 60kg thóc mà họ đang còn ngắc ngứ không muốn cấy, anh bảo như vậy chúng tôi ăn gì? Năm ngoái đã có trường hợp dân trả ruộng cho xã, xã cho đấu thầu 25kg/sào mà người nhận còn không muốn cấy, bỏ ruộng hoang. Bây giờ bất đắc dĩ chúng tôi phải cấy đất quỹ 1 vì Nhà nước đã không thu thuế nông nghiệp. Nhưng còn các khoản đóng góp, các khoản chi phí khác nặng gánh quá. Dân chúng tôi khó khăn nên các loại phân bón, thuốc trừ sâu đều phải mua chịu, đến mùa có hạt thóc bán đi mới có tiền trả, họ tính lãi thóc lại tụt giá, bình thường 200 nghìn đồng 1 tạ nhưng vào mùa chỉ được trăm tám, trăm chín thôi".

Bà Diệp cho biết đang làm đơn xin trả lại cho thôn 4 sào ruộng. "Lên thành phố làm "Ôsin" bế con cho người ta một tháng còn kiếm được 200 - 300 trăm nghìn đồng, tính ra hơn tạ thóc bằng cả vụ trồng lúa. Lương cán bộ nhà nước tăng bao nhiêu, ND khổ bấy nhiêu, giá cả thị trường tăng vùn vụt, gói thuốc sâu trước 2.000 đồng giờ tăng lên 2.500 đồng, phân đạm 3.500 đồng/kg nay tăng lên 5000 đồng/kg, phân lân tăng từ 36 nghìn đồng lên 42 nghìn đồng/bao 25kg. Bỏ ruộng hoang thì không đành, tốt hơn cả cứ trả lại cho xã, họ giao cho ai, ai có đủ khả năng cứ nhận mà làm".

Cao trào trả ruộng

Tôi ghé qua nhà ông Phạm Văn Tâm - trưởng thôn Luật Ngoại, xã Quang Lịch. Có 4-5 người đang ngồi chăm chú xem ông Tâm ghi ghi chép chép. Tưởng họp hành gì, ai ngờ ông đang làm cái công việc ghi tên các chủ hộ đến trình bày " nguyện vọng" được trả ruộng để trình lên UBND xã.

Sau màn chào hỏi, ông trưởng thôn thở hắt ra. Những năm gần đây do giá cả phân bón, các khoản chi phí cho đầu vào sản xuất quá cao nhưng đầu ra lại thấp. Vụ mùa năm này, lúa Q5 thương lái cũng chỉ mua với mức cao nhất là 200 nghìn đồng/ tạ. Tính chi phí cho 1 sào ruộng vừa hết, hầu như hộ ND nào cũng lỗ, mà là lỗ quá nặng. "Tôi khẳng định với anh ở thôn Luật Ngoại, hiện tượng bỏ ruộng, trả ruộng lại cho trưởng thôn là có thật, những nhà còn làm là bất đắc dĩ do họ không tìm được việc gì để kiếm sống. Riêng thôn này cư dân nông nghiệp chiếm 97%, không nghề phụ. Tôi cảm thấy chưa khi nào người ND lại bức xúc như hiện nay. Thôn đang thu sản, song đã có một số hộ đến trả ruộng. Thôn có 90,77ha đất canh tác nhưng ở khu dân cư số 2 đã có gần 10 hộ dân trả lại 30 sào gồm gia đình anh Lượng 1 sào, Chương 1,7 sào, Điện 1,5 sào, Toán 0,7 sào, ông Phạm Văn Vượng 4,5 sào... ngoài ra còn rất nhiều hộ khác cũng đang nói sẽ trả ruộng trong vài ngày tới".

Xã Đông Phương, huyện Đông Hưng đã có hàng chục hộ dân nộp đơn cho ông Chủ tịch Nguyễn Đức Tiệm - khước từ canh tác hơn 20ha đất nông nghiệp thuộc khu đồng Chiều Ngăm.

Thôn 1, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương có 10 hộ dân trả hơn 5ha ruộng. Thôn Đoài, xã Hoà Bình, huyện Kiến Xương có hơn 20ha đất thuộc xứ đồng Cống Ngầm các hộ dân cũng đang trả lại cho thôn.

ND trả ruộng ở các địa phương ngày một nhiều nhưng đến nay các ngành chức năng tỉnh Thái Bình vẫn chưa hay biết gì. Trao đổi với chúng tôi ông Phạm Anh Đức - Chủ tịch huyện Kiến Xương - vẫn khẳng định chắc như đinh đóng cột. "Huyện tôi không có hiện tượng ND trả ruộng, hơn 13.700ha đất canh tác nông nghiệp chưa có một hécta nào bỏ hoang". Ông còn tự hào: "Kiến Xương có 46 cánh đồng 50 triệu/ha trong đó 23 cánh đồng đạt 60-80 triệu/ha. Đây cũng là huyện có trình độ thâm canh cây lúa đạt năng suất cao nên 3 năm qua luôn đạt sản lượng lương thực cao nhất tỉnh".

Ồ ạt bán ruộng

Khác với Thái Bình, ở một số tỉnh, tuy chúng tôi chưa thấy có hiện tượng ND trả ruộng nhưng bán ruộng thì nhiều. Vào nhà chị Trần Thị Quy (thôn 19 xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), vừa thấy tôi hỏi muốn mua ruộng đã có 4-5 người kéo đến. "Chú mua ruộng làmg gì? Mua nhiều không? Ruộng mỗi thửa nằm một nơi không liền nhau có mua không?". Tôi nói mua tất.

Một chị tên Hoa hồ hởi: "Nhà có 3 sào, nếu chú mua thì thống nhất giá cả, bàn giao ruộng xong vợ chồng tôi cuốn gói vào Nam luôn". Sau khi thống nhất giá cả với mức 10 triệu/sào, tôi hẹn mấy hôm nữa quay lại. Qua xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương tôi gặp chị Nguyễn Thị Khuyên thôn Gia Lộc. Chị bán 2 sào, đòi 13 triệu một sào, giá ấn định 12 triệu, khỏi mặc cả, bán trọn gói từ nay đến khi Nhà nước thu hồi đất (2013). Tôi kèo nhèo, chị nói: "Nhà ông Nguyễn Như Bình ở thôn Tiến Thọ vừa bán 6 sào giá 14 triệu/sào. Chú cứ ra đó xem nếu ưng vào đây chồng tiền, tôi viết giấy giao luôn".

Thực trạng người ND không còn mặn mà với nghề nông đã đến lúc báo động, cần được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Người dân đang mong chờ vào những quyết sách đúng đắn của Chính phủ để có thể làm việc và sống được bằng mảnh ruộng của mình.

197 nghìn đồng/vụ cho 1 sào ruộng (360m2) ở đồng bằng Bắc Bộ gồm: Phân đạm 8kg = 40.000đ, phân kaLi 5kg = 25.000đ, phân lân 25kg = 40.000đ, thuốc trừ sâu, trừ cỏ cộng công phun = 35.000đ, công thuê cày bừa làm đất = 25.000đ, nilon bao quanh ruộng chống chuột cắn phá lúa 1kg = 20.000đ, thóc giống 3kg = 10.000đ, và 3 tạ phân chuồng cùng công chăm bón.

1.000 đồng/ngày là thu nhập bình quân của ND làm ruộng. Tính theo năng suất bình quân thu được từ một sào ruộng trong điều kiện canh tác tốt, thời tiết thuận lợi đạt 2,0 - 2,2 tạ thóc/vụ (quy sang tiền là 400 - 440 nghìn đồng. Trừ 197 nghìn đồng chi phí sản xuất, ND còn phải đóng: 40kg sản cho quỹ đất loại 1, bằng 80 nghìn đồng. Tiền nông giang 4kg thóc/vụ bằng 8 nghìn đồng. Sửa chữa mương máng 1,2kg thóc/vụ bằng 2.500 đồng. Công thồ lúa 2 xe/sào bằng 12 nghìn đồng. Trừ hết mọi khoản còn lãi gần 100 nghìn đồng chia cho 90 ngày.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang