• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây mãng cầu trên đất cù lao

Nguồn tin: Tiền Giang, 28/12/2008
Ngày cập nhật: 30/12/2008

Khi ngọn gió chướng đã bắt đầu thổi mạnh, bà con đất liền đang tất bật với vụ dưa hấu phục vụ tết thì nông dân vùng cù lao huyện Tân Phú Đông cũng đang thu hoạch kéo dài cho đến tết loại cây "đặc sản" ở xứ này trong những năm gần đây - cây mãng cầu xiêm. Đến xã Tân Phú trong những ngày này, chúng tôi được nghe những câu chuyện thời sự của nhà vườn là cây mãng cầu. Anh Bay , Trưởng ấp Tân Ninh hăng hái dẫn chúng tôi đến gặp những nông dân đã có nhiều năm kinh nghiệm và trở thành triệu phú khi trồng cây mãng cầu như ông Dừa, anh Hải, anh Chiến. Ông Trần Văn Dừa, năm nay đã hơn 60 tuổi, ông đến "làm quen" với cây mãng cầu ghép này đã hơn 8 năm, với 1,5 ha đất đều trồng cây mãng cầu. Ông cho biết từ đất trồng lúa, năng suất bấp bênh, ông chuyển dần sang trồng mãng cầu. Bắt đầu từ 5-7 công, dần dần trồng hết diện tích. Gia đình làm không xuể phải mướn thêm nhân công. Năm đầu đắp mô trồng bình bát, dưới ruộng vẫn làm lúa. Năm sau bắt đầu ghép mãng cầu. Một năm sau nữa thì mãng cầu bắt đầu cho trái. Lúc đó mới lên liếp hẳn hòi, không làm lúa nữa. Ưu thế của loại mãng cầu ghép là không kén nước, cây sống dai, mau cho trái, trái nhiều, to. Mỗi năm cây mãng cầu cho 2 vụ trái, rộ nhất là vào đầu mùa mưa và đợt giáp tết.

Theo giá cả hiện nay dao động từ 3.500 đồng đến 4.000 đồng/kg, thương lái vào tận vườn thu mua. Ông Dừa tính toán, mỗi công trung bình cho thu hoạch hơn 7 tấn trái/năm thì thu nhập hơn 24 triệu đồng/công. Trừ chi phí gần 12 triệu đồng/công, tính ra thực lãi khoảng hơn 12 triệu đồng/công. Ông Dừa cho biết có ngày thu hoạch cao điểm hơn 400 kg trái, bán được hơn 1,4 triệu đồng!

Ông Dừa cũng như nhiều người trồng cây mãng cầu xiêm cho biết để cây không cao, dễ lấy phấn, thụ phấn, tạo tán xòe đều thì nhà vườn nên ngắt đọt từ lúc chồi ghép được khoảng 40 cm. Khi cây lớn không nên tỉa đọt, vì như vậy sẽ làm cây mất sức. Bón phân cho cây mãng cầu cũng phải cân đối đủ lượng N-P-K để cho cây cho trái to, da láng, đầy đặn. Người trồng mãng cấu cũng phải lưu ý trị các loại sâu bệnh thường gặp như sâu vẽ bùa, rầy xanh, rệp sáp, con sen (loại côn trùng chích hút trái) làm trái bị chai, sượng và còn phải biết cách thụ phấn để cây cho nhiều trái. Mãng cầu không kén nước nhưng đừng để nước ngập liếp, cây dễ bị chết nhát. Được biết, xã Tân Phú vừa được hỗ trợ vốn vay ưu đãi 300 triệu đồng cho 60 hộ trồng mãng cầu.

Bà con nông dân đang mong chờ sự hỗ trợ, đầu tư tiếp tục của Ngân hàng để cây mãng cầu thật sự "lên ngôi" lâu dài và mang thương hiệu là cây không những xóa đói giảm nghèo mà còn là "đầu cơ nghiệp" - nhiều nhà vườn đã khẳng định như thế.

Trung Hiếu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang