• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm đạm

Nguồn tin: Truyền hình Bến Tre, 25/12/2008
Ngày cập nhật: 26/12/2008

Kết quả khảo sát của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiệu suất sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt tối đa 40% đối với đạm và 45% đối với lân. Như vậy, còn khoảng 60% lượng đạm và 55% lượng lân chưa được hấp thu. Trong đó, một phần nằm lại trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước, phần còn lại bị bốc hơi, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Vì vậy, việc tăng hiệu suất sử dụng phân bón là hết sức cần thiết để giảm lượng phân nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất cho nông dân và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta đạt thấp, trong thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã mất nhiều thời gian và công sức, thực hiện các công trình nghiên cứu, tìm giải pháp để nâng cao hiệu suất, giảm thất thoát phân bón, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp – nông thôn.

Ở Bến Tre, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng miền Nam bình tuyển và trồng trình diễn nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, thích nghi với điều kiện sinh thái ở từng vùng, đồng thời tích cực nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp canh tác nhằm tăng hiệu quả sử dụng của phân bón mà vẫn đảm bảo về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một trong những hoạt động này là phối hợp với Công ty Sitto Việt Nam triển khai thí điểm mô hình bón phân tiết kiệm đạm với chế phẩm ZOOREA trên cây lúa và cây ăn trái ở 2 huyện Giồng Trôm và Chợ Lách nhằm đúc kết và nhân rộng mô hình canh tác hiệu quả và bền vững.

Chế phẩm ZOOREA được phát minh bởi Tập đoàn Sitto Thái Lan, được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao cho ngành nông nghiệp nước này. Chế phẩm ZOOREA có thể dùng để bón lót, bón thúc cho các loại cây trồng, đặc biệt là lúa và cây ăn trái.

Từ vụ đông xuân 2007 – 2008, ông Nguyễn Ngọc Thanh Tùng ở ấp 3, xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm đã sử dụng chế phẩm ZOOREA bón cho ruộng lúa của gia đình theo mô hình của Trung tâm Khuyến nông Bến Tre. Kết quả là cây lúa được bảo vệ khỏi nhiều loại dịch hại, đạt năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, lợi nhuận tăng đáng kể so với ruộng lúa canh tác thông thường. Vụ mùa 2008 vừa qua, ông Tùng tiếp tục tham gia mô hình đồng thời hướng dẫn cho bà con xung quanh biện pháp canh tác đã được tập huấn, hướng dẫn.

Từ khi tham gia các mô hình trình diễn phân bón tiết kiệm đạm, nhiều nông dân trồng lúa ở xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm đã giảm rất nhiều chi phí đầu tư không cần thiết nhờ tiết kiệm được lượng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật mà cây lúa vẫn khỏe mạnh, ít sâu bệnh, đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả kinh tế ổn định.

Không riêng nông dân thực hiện mô hình, nhiều bà con trồng lúa ở các vùng lân cận sau khi áp dụng quy trình canh tác bón phân tiết kiệm đạm đều cho kết quả tương tự: cây lúa ít bị sâu bệnh, chống chịu được ngã đổ, hạt lúa sáng chắc, đạt năng suất cao lại giảm được chi phí sản xuất.

Ngoài cây lúa, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre cũng đã tiến hành một số thực nghiệm trên cây ăn trái có múi như cam, quýt, bưởi và cây chôm chôm. Kết quả cho thấy, nếu sử dụng không đúng cách các loại phân hoá học khác, cây dễ bị bệnh cháy lá, rụng hoa và trái non, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Các điểm trình diễn với chế phẩm ZOOREA trên cây ăn trái ở huyện Chợ Lách đã cho kết quả khác biệt, những nhược điểm trên từng bước được khắc phục.

Theo nhiều nông dân trồng lúa ở huyện Giồng Trôm, hiện nay mức chênh lệch về năng suất giữa các hộ không cao, thế nhưng người này thu được lợi nhuận mà người khác lại bị thua lỗ, đó là do chi phí đầu vào khác nhau. Với giá lúa, phân bón và thuốc hoá học như hiện nay, nông dân nào tiết kiệm được phân bón, thuốc trừ sâu thì có lời, nếu không thì sẽ bị lỗ. Muốn tiết kiệm được 2 loại vật tư trên thì chỉ có cách dùng phân bón tiết kiệm đạm.

Chất đạm rất cần thiết đối với tất cả các loại cây trồng. Tuy nhiên, nếu bón phân thừa đạm, lá sẽ xanh tốt, khả năng quang hợp kém, cây trồng dễ bị nhiễm sâu bệnh, nông dân phải tốn chi phí thuốc hóa học để phòng trị.

Kết quả khảo sát của các nhà khoa học ở các Viện, trường cho thấy, sử dụng phân bón có chứa các yếu tố đa lượng, trung vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, hoặc dùng phân bón có chứa yếu tố silic làm tăng khả năng cứng cây, chống đổ ngã và tăng độ quang hợp cho cây trồng sẽ tiết kiệm được hơn ¼ lượng urê, từ đó giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng hiệu quả cho nông dân, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Lê Phết

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang