• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cam như Ba Nhã

Nguồn tin: BCT, 17/11/2004
Ngày cập nhật: 20/11/2004

Từ đồng hoang toàn cây trâm bầu, ong vò vẽ, những mảnh bom đạn sót lại sau chiến tranh... người thanh niên có đôi tay thô ráp, dáng người thấp đậm, da ngăm... đã xây dựng thành những vườn cam xum xuê sai trái. Và anh đã trở thành một trong những nông dân sản xuất giỏi nhất của xứ cam sành Tam Bình.

Vượt lên cái nghèo

Anh là Đặng Văn Nhã (Ba Nhã), ấp Mỹ Phú Tân xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Với 74 công đất trồng cam sành hiện có, anh trở thành nông dân tiêu biểu nhất huyện về ý chí vượt khó làm giàu. Bà con ở đây trầm trồ khen ngợi: “Tay đó chịu khó làm ăn lắm, từ đồng trống mà làm nên cơ nghiệp”. Rồi tiếng tăm của Ba Nhã vang xa, nhiều nông dân các tỉnh ĐBSCL và tận Tuyên Quang tìm đến anh học kỹ thuật ra bông, đậu trái mùa nghịch...

Ở tuổi 36 tuổi, sau 17 năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” rồi ngoảnh đầu nhìn lại, anh nói vui: “Nhiều lúc làm quên ngày tháng, nghe nhiều người đồn Ba Nhã giàu nứt vách. Nhưng nhớ lại hồi đó nghèo, ăn cơm lường từng nắm gạo, nên tui đâu dám khinh suất, còn sức thì cứ làm”. Với 74 công đất trồng cam sành hiện có 62 công đang cho trái, sau khi trừ các chi phí, hàng năm anh thu lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Đến mùa thu hoạch, cả nhà anh bận rộn từ sáng sớm đến nửa đêm. Hiện nay, cam sành của Ba Nhã chủ yếu bán cho các thương lái ở TPHCM, họ gởi cần xé, giỏ xuống, anh hái cam đóng đầy giỏ rồi gởi xe ngược trở lên thành phố. Anh cho biết, từ đầu mùa cam đến giờ đã gởi lên TPHCM gần 20 tấn cam, chứ không bán cho thương lái ở huyện, vì giá cả thấp hơn trên đó.

Bây giờ, dù có của ăn của để, nhưng ký ức một thời gian khó vẫn theo anh từng ngày. Cách đây gần 20 năm, anh giải ngũ trở về quê phụ giúp gia đình. Rồi năm 1985, anh cưới vợ. Gia đình cho ra riêng với: 1 bộ vạt, 2 cái nồi, 10 giạ lúa, 4 công đất trâm bầu và gần 3 công ruộng. Đồng trống, trâm bầu che kín đất, không cho thu nhập gì. Anh cùng vợ bắt đầu với “chiến trường” mới, cuộc sống đầy rẫy khó khăn chất chồng trên đôi vai đôi vợ chồng trẻ. Vợ chồng anh bàn nhau bán 5 giạ lúa của cha mẹ cho để mua sắm cây, lá cất tạm nhà ở. Còn lại 5 giạ lúa, vợ chồng anh phải lường gạo từng nắm tay nấu ăn độn với rau ăn qua ngày. Anh giăng câu, thả lưới, làm công cho lò đường, chị tảo tần bên nương rẫy...

- Đối mặt với nợ áo cơm từng ngày, có khi nào anh chùn bước? - Tôi hỏi.

Ba Nhã trầm ngâm một hồi, nét mặt đang tươi bỗng chốc chùn xuống, những vết chân chim sau đuôi mắt nhíu lại. Anh kể: “Lúc mới ra riêng, khó khăn trăm bề, vợ lại sanh con đầu lòng, không có gạo để ăn. Khổ quá, vợ chồng chỉ biết động viên nhau vượt qua thôi, chứ quay đầu lại càng khổ hơn”.

Năm 1987, Ba Nhã bàn với vợ phá đám trâm bầu để trồng mía. Trồng được 1 vụ không có ăn, anh bỏ ngang. Rồi phong trào trồng cam ở Tam Bình cho thu nhập cao đang phát triển rầm rộ. Anh bỏ mía và vay ngân hàng 1 triệu đồng mua 800 cây cam giống trồng trên 4 công trâm bầu đã được cải tạo. Sau 3 năm miệt mài chăm bón, tháng 6-1990, anh thu hoạch lứa trái chiếng bán được 15 triệu đồng và dành dụm đến năm 1991 mua thêm được 11 công đất ruộng, tiếp tục lên liếp trồng cam...

Chạy đua với thị trường

Với Ba Nhã, thoát khỏi đói nghèo như một giấc mơ, anh nói: “Lúc đó, tui cứ tưởng mình đang trong mơ. Nghèo túng quá, nên chỉ mong đủ ăn thôi. Ai dè!”...

Mà cũng chẳng ai dè, một nông dân chỉ học hết lớp 6, nhưng bằng tính cần cù, chịu khó như một con ong cần mẫn cùng với toan tính chi li, Ba Nhã đã làm nên chuyện. Tháng 11 năm 2000, Ba Nhã mua thêm 53 công đất nữa, nâng tổng số lên 74 công. Ở ấp Mỹ Phú Tân, nhiều người kháo nhau Ba Nhã gặp may, bởi cứ mỗi lần tích lũy được vốn là có người kêu anh bán đất. Điều may chính là những miếng đất đó lại nằm kề ranh đất của anh. Nên việc đầu tư hệ thống phun tưới tự động, đê bao khép kín rất dễ dàng. Điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa anh và những nông dân trồng cam ở Tam Bình. Do Tam Bình hàng năm chịu ảnh hưởng lũ, những vườn cam không có đê bao khép kín, sau lũ cam bị xuống cây và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Cơ ngơi của anh hiện tại đều được “xây” từ những trái cam. Lẽ đó, mà Ba Nhã quyết định chỉ trồng chuyên canh cây cam sành và đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên 56 công đất. Rồi anh còn làm cả “chòi canh” trên cao để quan sát. Anh nói: “Cam trồng xen với cây khác, đất dễ bị thoái hóa do thiếu đạm, lưu huỳnh... cây cam sẽ không ăn được lâu. Lá vàng, trái không đạt. Trồng độc canh cây cam để cỏ thì cỏ ăn đất, nhưng rồi trả về cho đất (mùn và phân hữu cơ). Nên từ trước đến giờ, tui trồng chuyên cây cam, vì nhờ nó tui mới có ngày hôm nay. Việc trồng chuyên canh cũng giúp mình quản lý được chất lượng trái đồng đều hơn”. Cây cam đòi hỏi kỹ thuật cá nhân cao, không có bờ bao, không chủ động được nước sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng với người nông dân cần mẫn như Ba Nhã thì điều này không khó khăn nhiều, qua 17 năm miệt mài nghiên cứu cùng với những kiến thức đã học được ở các đợt tập huấn và tự tìm tài liệu tra cứu, anh đã trở thành nông dân trồng cam thành công ở Tam Bình. Hiện nay, anh là đại biểu HĐND xã Mỹ Thạnh Trung nhiệm kỳ 2004-2009.

Không những giỏi về kỹ thuật, Ba Nhã còn giỏi tính “chuyện xa xôi”. Ngay từ lúc mới trồng cam, anh đã lên Sài Gòn tìm “mối” hàng để tiêu thụ. Còn bây giờ, anh dự tính sang năm sẽ ra Hà Nội tìm khách hàng và tự mình đóng hàng đưa ra Hà Nội chứ không qua trung gian nữa. Trong thời kinh tế thị trường, nông dân là người chịu sự cạnh tranh khốc liệt nhất, nên đòi hỏi sự năng động của chính họ. Và đã từng có những nông dân như ông Ba Rô (bưởi da xanh), Chín Hóa (sầu riêng sữa hạt lép Chín Hóa) thành công trong cuộc chạy đua tìm thị trường. Ba Nhã cũng vậy, anh nói: “Bây giờ, còn phụ thuộc vào bạn hàng ở thành phố, họ gởi giỏ về nhiều thì hái nhiều, nếu gởi ít, tui rất khó khăn, do diện tích lớn mà bán ở chợ huyện thì thương lái ép giá. Nên phải tự tìm đường mới thôi và Hà Nội là sự lựa chọn của tui sắp tới”.

Với giá cam đang ở mức thấp nhất hiện tại, nếu năm 2003, thu nhập từ 320-370 triệu/ha/năm, thì sang năm nay thu nhập của nhà vườn giảm xuống còn chừng 200 triệu/ha, trong khi chi phí chiếm 60% trên tổng thu nhập. Giá cả bấp bênh, phân bón tăng, hàng dội chợ. Đó là điều không riêng gì Ba Nhã mà hầu hết người trồng cam ở Tam Bình đang đối mặt.

GIA BẢO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang