• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ giới thu hoạch lúa còn nhiều khiếm khuyết

Nguồn tin: Báo An Giang, 19/12/2008
Ngày cập nhật: 20/12/2008

Nông dân An Giang đã đầu tư mua sắm 385 máy gặt xếp dãy và 524 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng 25% nhu cầu thu hoạch bằng cơ giới vụ đông xuân. Tuy nhiên, vụ hè thu và thu đông rất ít máy gặt đập liên hợp ra đồng, bởi tính năng các dòng máy còn nhiều khiếm khuyết.

Kỹ sư Ngô Văn Hóa, Phòng Kỹ thuật-Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết, chiếc máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa đầu tiên ở An Giang do nông dân Nguyễn Đức Hoàng (xã Bình Hòa, Châu Thành) sáng chế. ý tưởng ghép chiếc máy gặt xếp dãy vào chiếc máy suốt thành công, hoạt động có hiệu quả, thay thế sức người làm nhiều công đoạn như: Cắt, gom, ôm suốt… Cùng thời điểm, nhiều nông dân ở ĐBSCL cũng đã nghiên cứu chế tạo máy gặt đập liên hợp, như hai Nghĩa (cầu số 9, xã Vĩnh An, Châu Thành), út (máy cày) và ông hai Đến (Đồng Tháp), tư Sang (Tiền Giang), Hoàng Thắng (Cần Thơ)… Đầu năm 2004, dòng máy gặt đập liên hợp "Made in Viet Nam" do nông dân sản xuất ra đời, sang năm 2005, dòng máy do Trung Quốc sản xuất tràn vào ĐBSCL. Lúc này, các doanh nghiệp trong nước mới bắt tay vào nghiên cứu chế tạo. Kỹ sư Ngô Văn Hóa tâm đắc, ban đầu máy chỉ cắt được lúa đứng vụ đông xuân trong điều kiện khô ráo, sau khi cải tiến, máy cắt được cả lúa đỗ ngã và suốt sạch, công suất cắt được 6 ha lúa mỗi ngày (10 giờ), bằng 100 người thu hoạch thủ công. Thạc sĩ Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết, máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa đã góp phần làm giảm thất thoát trong các khâu (cắt, gom, suốt, vô bao) từ 5% xuống còn 2-3%, giải quyết kịp thời mùa vụ thu hoạch trong điều kiện thiếu nhân công. Nhiều năm qua, tỉnh An Giang đã có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân đầu tư mua sắm máy gặt, nhất là loại vừa cắt và suốt tại ruộng.

Theo kỹ sư Ngô Văn Hóa, máy gặt đập liên hợp do Trung Quốc sản xuất hiện có giá bán từ 175-220 triệu đồng, máy hoạt động rất tốt trong vụ đông xuân nhưng vụ hè thu và thu đông lúa bị ướt, ngập nước, sình lầy nên khó di chuyển, hiệu quả chưa cao. Nhược điểm lớn nhất của máy gặt đập liên hợp là phun rơm trực tiếp xuống ruộng, vụ đông xuân khô ráo đốt cháy, còn vụ hè thu và thu đông phải tốn công thu dọn.

Thực hiện định hướng của tỉnh về sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn, tạo ra nhiều ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, kỹ sư.

HÒA BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang