• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: Lộ rõ những bất cập

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 19/12/2008
Ngày cập nhật: 19/12/2008

Ngày 18-12, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội khai mạc phiên chợ rau an toàn (RAT) với sự góp mặt của hầu hết các HTX trồng RAT trên địa bàn. Tuy nhiên, chợ này cho thấy việc tiêu thụ RAT còn gặp nhiều khó khăn, người trồng thì khó tiêu thụ, người mua lại kêu thiếu và chê đắt.

Nông dân nói gì?

Chị Nguyễn Thị Nhinh, xã viên trồng RAT của HTX Đông Dư, huyện Gia Lâm vừa tất bật bán rau cho khách tham quan vừa cho hay: Không phải ngày nào chúng tôi cũng may mắn có nhiều người mua như ở phiên chợ này, RAT còn ế ẩm, bà con muốn trồng 100% diện tích rau hiện có thành RAT nhưng không dám "liều" vì đầu ra hạn chế. Hiện nay, chi phí cho sản xuất RAT cao nên người tiêu dùng "chê" đắt. Hơn thế, hệ thống phân phối RAT của Thủ đô vẫn trong tình trạng mạnh ai nấy làm, thị trường vẫn còn cảnh "trắng đen lẫn lộn" chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng nên chúng tôi bị vạ lây.

Hiện nay, việc sản xuất RAT với nông dân Thủ đô không phải là chuyện khó. Với kinh nghiệm vài chục năm trồng rau, chị Nguyễn Thị Liên, HTX rau Vân Nội (Đông Anh) khẳng định: Kinh nghiệm bản thân chúng tôi có, khoa học kỹ thuật đã được khuyến nông và các đơn vị của ngành nông nghiệp tập huấn… chỉ cần giá thành cho RAT chấp nhận được, bảo đảm có lãi, đầu ra ổn định và cơ quan chức năng kiểm soát chặt để phân định đâu là RAT thật từ gốc cũng như tại các chợ, siêu thị thì chúng tôi tin 100% hộ nông dân ở Vân Nội hưởng ứng tham gia. Không chỉ có HTX rau Vân Nội, tại các vùng rau Tân Minh (Thường Tín), Tiền Yên, Song Phương (Hoài Đức)… đều chung hoàn cảnh tương tự. Bởi vậy, cho dù vẫn luôn ấp ủ mong muốn làm ra RAT, cải thiện chất lượng hàng hóa, nhưng người trồng rau không biết cách nào để tìm thị trường, gây dựng thương hiệu nên đành phó mặc cho thương lái. Còn nhiều thương lái vì lợi nhuận đã mượn mác RAT gắn vào rau chưa an toàn, thậm chí cả rau nhập từ Trung Quốc, để bán cho khách hàng với giá đắt gấp 2-3 lần.

Trong năm 2009, thành phố Hà Nội cùng với Bộ NN&PTNT tiếp tục xây dựng 6 điểm sản xuất nông sản sạch, trong đó chủ yếu là RAT. Từ các mô hình thành công, Hà Nội sẽ nhân rộng ra các địa phương, bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu RAT cho nhân dân với giá thành hợp lý.

Người mua kêu thiếu và chê đắt

Qua tìm hiểu được biết, chi phí canh tác RAT cao hơn rau truyền thống khoảng 15% (chủ yếu là đầu tư cho nhà lưới). Việc chăm bón cũng vất vả hơn, người nông dân phải nắm chắc cách bón phân, thuốc đúng liều lượng hoặc biết dùng phân thay thế như đậu nành, phân vi sinh. Hơn nữa, thời gian thu hoạch rau RAT thường chậm hơn khoảng 3-7 ngày. Các nhà sản xuất cho hay: Để bảo đảm làm ra sản phẩm RAT, người tiêu dùng sẽ phải mua mức giá cao hơn mặt bằng thị trường so với các loại rau truyền thống khoảng trên 30% bao gồm chi phí sản xuất tăng, bao bì, nhãn mác, hệ thống phân phối.

Bà Trần Thị Lan Anh ở khu TT Nghĩa Tân - Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: Hôm nay đến với phiên chợ rau, bà mua đủ các loại từ rau cải ngọt, su hào, súp lơ, đến rau mầm… về trữ trong tủ lạnh. Bà Lan Anh lý giải vì nhiều lúc muốn mua RAT nhưng chẳng biết mua ở đâu, chẳng lẽ mua một mớ rau muống cũng vào siêu thị! Thêm nữa giá cả RAT mỗi nơi một khác và còn ở mức cao so với mặt bằng thu nhập của nhân dân. Tại một số siêu thị có bày bán các loại rau bắp cải, cà chua... cũng không thấy ghi rõ nguồn gốc từ đâu.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội bên lề phiên chợ RAT, ông Chí cho hay: Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ RAT của Thủ đô còn bị đứt quãng ở nhiều khâu, trong đó yếu kém nhất là khâu tiếp thị, người bán và mua đều lúng túng, chưa gặp nhau. Điều cốt yếu bây giờ là bên cạnh chính sách hỗ trợ nông dân về cơ sở hạ tầng "chuẩn" cho RAT từ nhà lưới, đường điện, giao thông, nhà sơ chế… Nhà nước cũng cần có cơ chế tạo điều kiện cho DN đứng ra tiêu thụ RAT. Toàn thành phố hiện có trên 10.000 ha rau, tuy nhiên diện tích RAT đủ tiêu chuẩn và được cơ quan cấp phép chỉ chiếm khoảng 3% diện tích. Hiện việc trồng RAT ở các địa phương mới chỉ dừng lại ở các mô hình từ 2-20 ha. Theo ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội: Quy trình sản xuất RAT đòi hỏi phải đạt đầy đủ các tiêu chí về nước, thổ nhưỡng, không khí, phân bón, cách chăm sóc, nhà sơ chế... với mức đầu tư ban đầu khá cao, nếu Nhà nước không hỗ trợ kinh phí, để tự nông dân "mày mò" cách làm trong điều kiện thiếu kiến thức, thiếu cả vốn thì khó có được một vùng RAT như mong muốn của các cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Bạch Thanh - Phúc Bản

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang