• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển cây thảo quả ở Yên Bái: Lợi bất cập hại

Nguồn tin: Yên Bái, 5/12/2008
Ngày cập nhật: 6/12/2008

Giá trị kinh tế của cây thảo quả là rất lớn, nhưng sau một thời gian khuyến khích phát triển, hiện các ngành chức năng của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề do cây thảo quả mang đến...

Là loại cây có đặc tính ưa ẩm, nhiệt độ trung bình năm thích hợp để cây thảo quả phát triển, khoảng 15 độ C. Vì vậy ở Mù Cang Chải, hầu như tất cả các xã đều có điều kiện thuận lợi để phát triển cây thảo quả. Một đặc tính khác là cây thảo quả từ trước tới nay chỉ có hiệu quả kinh tế dưới tán rừng già, nơi có độ ẩm cao. Tuy nhiên sau 5-6 năm khi bắt đầu cho thu hoạch cây thảo quả lại cần tới lượng ánh sáng nhất định, trên diện tích 1 ha, điều kiện tốt nhất là độ tàn che của rừng 20%, còn lại 80% là thảo quả, nên bà con thường có thói quen tỉa thưa và phát dọn sạch khu rừng để dành chỗ cho cây thảo quả sinh trưởng.

Hậu quả của cách làm này đã rõ ràng, hệ sinh thái của các cánh rừng tự nhiên bị xáo trộn và mất cân bằng. Theo các cán bộ nghiên cứu về cây này thì thảo quả khó giữ nguồn nước ngầm, không có tác dụng chống lũ và xói mòn bằng các tầng thực vật tự nhiên. Nguy hại hơn là việc chặt hạ những cây rừng cỡ nhỏ và vừa trong diện tích thảo quả sẽ mất đi tính thay thế, tán sinh tự nhiên của các cánh rừng phòng hộ.

Trong vài chục năm tới, khi lớp cây cổ thụ hết vai trò thì cánh rừng sẽ không còn lớp cây kế cận thay thế. Người dân chặt phá rừng để lấy ánh sáng cho cây thảo quả và chính những cây gỗ này sẽ là nguồn nguyên liệu sấy thảo quả trong những vụ thu hoạch. Thảo quả phải qua công đoạn sấy bởi quả tươi bảo quản không được bao lâu, mặt khác nếu đem quả tươi được ra xã thì mất rất nhiều công sức, khối lượng lại không được nhiều, giá rẻ. Vì vậy người dân thường sấy khô rồi mới gùi ra khỏi rừng bán.

Vào mùa thu hoạch, giá thảo quả tươi khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng nếu được sấy khô giá lên tới 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo những cán bộ nghiên cứu về cây thảo quả ở Mù Cang Chải, 1 ha cho thu khoảng 1 tấn thảo quả tươi, để sấy hết cần khoảng 10 m3 củi gỗ. Như vậy với diện tích gần 1.000 ha thảo quả hiện nay thì mỗi năm Mù Cang Chải đang mất đi khoảng 10.000 m3 củi gỗ. Phát triển thảo quả còn dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao, xuất phát từ việc sấy thảo quả và bất cẩn trong các sinh hoạt của con người. Nếu xảy ra cháy rừng thì rất khó ngăn chặn, dập tắt vì các nương thảo quả thường nằm sâu trong rừng già, xa khu dân cư. Kèm theo đó là nạn săn bắn động vật hoang dã phục vụ cho sinh hoạt trong nhiều ngày của người dân khi thu hái, sản xuất thảo quả.

Theo khảo sát mới đây của huyện Mù Cang Chải, diện tích cây thảo quả của toàn huyện khoảng 800-1.000 ha, nhưng diện tích thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. Hầu hết diện tích thảo quả trong rừng tự nhiên và trên núi cao nên công tác quản lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Đồng chí Lý A Vừ - Bí thư Đảng uỷ xã Lao Chải cho biết: “Diện tích thảo quả của xã khoảng 60 ha, từ khi trồng thảo quả đời sống của người dân một số thôn, bản đã khá lên nhiều.

Nhưng dân phá rừng nhiều lắm!”- "Tại sao xã không ngăn chặn?" - "Nói rồi, nhưng khó lắm, vì lợi ích kinh tế nên dân vẫn lén chặt phá rừng để làm củi sấy, diện tích của xã rất rộng, những nương thảo quả lại nằm sâu trong rừng, vì thế, rất khó kiểm soát”.

Trong mấy năm trở lại đây, diện tích thảo quả phát triển mạnh tại Mù Cang Chải và Trạm Tấu, riêng Mù Cang Chải diện tích được khảo sát mới đây khoảng 1.000 ha, nhưng diện tích thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều. Với tốc độ này thì các cánh rừng tự nhiên phòng hộ sẽ bị đe dọa rất nghiêm trọng. Thảo quả tấn công mạnh vào các cánh rừng tự nhiên ở Mù Cang Chải, nghiêm trọng hơn, đang bắt đầu xâm hại tới Khu bảo tồn thiên nhiên Chế Tạo, nơi có loài Voọc duy nhất ở Việt Nam trú ngụ. Đó là sự báo động về mặt trái từ việc phát triển loại cây quý này.

Anh Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang