• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hưng Yên: Thiếu nguyên liệu dưa bao tử cho Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

Nguồn tin: Hưng Yên, 03/12/2008
Ngày cập nhật: 5/12/2008

Trận mưa to kéo dài trong những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua làm cho nhiều diện tích rau màu vụ đông đã trồng bị ngập úng. Do ảnh hưởng của mưa úng, một phần diện tích dưa xuất khẩu bị mất trắng, phần diện tích cứu được cũng bị giảm năng suất. Năng suất, sản lượng dưa bao tử giảm, doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu rơi vào tình trạng dở khóc, dở mếu.

THIẾU NGUYÊN LIỆU - DOANH NGHIỆP VỠ KẾ HOẠCH

Vụ đông này, Công ty TNHH Việt Úc đóng trên địa bàn xã Ngô Quyền (Tiên Lữ) có kế hoạch sử dụng khoảng 1.600 tấn dưa bao tử để chế biến phục vụ xuất khẩu. Để bảo đảm sản lượng theo kế hoạch, công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng tiền mua hạt dưa chuyển cho nông dân các vùng nguyên liệu. Mưa úng kéo dài vào lúc dưa đang thì phát triển mạnh, công ty đã chủ động vào cuộc, chi 20 – 25 nghìn đồng/sào hỗ trợ nông dân chống úng. Song những diện tích dưa trồng ở chân trũng, không được bơm tát nước kịp thời đã mất trắng, những diện tích chân cao còn lại ít nhiều bị “chột”, sinh trưởng và phát triển kém. Công ty họp các đầu mối thu gom, nông dân để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Mặc dù chưa có sản phẩm thu hoạch nhưng công ty chi tạm ứng cho các đầu mối thu gom để hỗ trợ, tạm ứng cho các hộ có khó khăn về kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phục vụ chăm sóc cho dưa sau úng. Nhưng tất cả những nỗ lực đó chỉ có thể giúp công ty có được khoảng 600 tấn nguyên liệu dưa bao tử trong vụ đông này.

Cùng ngành hàng hoạt động trên địa bàn huyện Tiên Lữ, Công ty TNHH Thành Yên (thị trấn Vương) xác định giúp người trồng dưa bao tử khắc phục hậu quả mưa úng là cứu chính mình. Những ngày đang mưa to, thông qua các đầu mối mua gom dưa, công ty chi tiền mặt hỗ trợ các hộ theo định mức 50 nghìn đồng/sào để phụ thêm tiền mua xăng, dầu bơm nước chống úng cho các diện tích dưa bao tử mà công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Những diện tích mất trắng, người dân trồng lại, công ty cấp toàn bộ hạt giống. Nhưng mưa lớn đã "lấy đi" 30% diện tích dưa bao tử mà công ty đầu tư ở tỉnh Hưng Yên, cộng với diện tích mất trắng đã đầu tư ở các tỉnh khác… thì tổng nguyên liệu vụ này của công ty mất tới 60% so với kế hoạch, chỉ còn khoảng 700 - 800 tấn. Chung cảnh ngộ, đầu vụ doanh nghiệp tư nhân Hậu Hà (xã Phương Chiểu, Tiên Lữ) đầu tư hàng trăm triệu đồng giúp nông dân vùng nguyên liệu trồng hơn 100 mẫu dưa bao tử xuất khẩu. Mất diện tích dưa, doanh nghiệp thiệt hại lớn nhưng thiệt hại lớn hơn là sự thất vọng, chán nản của nông dân ở những vùng nguyên liệu mới mở trong vụ đông này.

LỘN XỘN CHUYỆN MUA – BÁN DƯA

Diện tích dưa bao tử sụt giảm sau mưa úng khiến các doanh nghiệp chế biến dưa bao tử xuất khẩu không khỏi bàng hoàng. Bởi đầu vụ thời tiết thuận lợi, nông dân các vùng nguyên liệu đều mở rộng diện tích trồng dưa bao tử xuất khẩu, thậm chí có những địa phương trồng tăng thêm 30 – 50% so với kế hoạch. Có những doanh nghiệp chỉ mới chuẩn bị xong các điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất thì thời tiết bất thuận giáng xuống. Ông Lương Trác Kiềm, Giám đốc Công ty TNHH Việt Úc cho biết: “Dưa bao tử chỉ dùng để chế biến xuất khẩu chứ không như một số nông sản khác nếu không bán được qua kênh này thì nông dân bán qua kênh khác. Đón trước cơ hội ấy, công ty đã nhập thêm dây chuyền rửa dưa tự động có công suất 4 tấn/giờ, nhập thêm chai lọ, phụ liệu đủ cho chế biến 1.600 tấn dưa nguyên liệu. Nay thiệt hại về hợp đồng đã ký với đối tác nhập khẩu đã đành, lại cộng thêm thiệt hại về đầu tư mà không sử dụng đến, không được khấu hao tài sản càng làm cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi vốn đang khó khăn càng khó khăn hơn”.

Đang khó khăn về vốn (là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp), tiền đã ứng trước cho người trồng dưa bao tử ở những nơi bị mất trắng chưa thu hồi được thì hiện nay mỗi doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu phải tính toán để có được 150 – 200 triệu đồng/ngày trả ngay cho nông dân tại các đầu mối thu gom dưa. Thanh toán chậm là họ bán cho đầu mối mua gom của doanh nghiệp khác. Lúc này, người trồng dưa bao tử đang là "thượng đế". Theo quy định, các công ty chỉ mua dưa bao tử đạt tiêu chuẩn loại I với giá cao hơn, những quả to hơn (loại II) thì giá bán thấp hơn. Nhưng thực tế hiện nay, nắm bắt được tâm lý của các doanh nghiệp chế biến nông sản đang thiếu trầm trọng nguyên liệu cho sản xuất, nông dân đã lờ đi các tiêu chuẩn để hưởng lợi. Người ta không thu hoạch theo tiêu chuẩn dưa bao tử mà đợi quả dưa to hơn, đạt mức trung tử (loại II) mới thu vì trong thời gian này, dù là dưa trung tử công ty vẫn mua, vẫn thanh toán với giá dưa bao tử. Thế nên anh Thanh, Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ xã Ngô Quyền (Tiên Lữ) mới bộc bạch rằng: “Đúng ra, nếu thu hoạch dưa theo tiêu chuẩn bao tử thì năng suất dưa vụ đông năm nay giảm ít nhất 2 – 3 tạ/sào so với vụ đông năm trước nhưng vì thu dưa trung tử nên năng suất không hề giảm”. Ông Nguyễn Quốc Chữ, Giám đốc Công ty TNHH Thành Yên cho biết: “Đã phải ngậm ngùi mua dưa không bảo đảm tiêu chuẩn nhưng nếu không mua thì thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Nếu siết chặt theo tiêu chuẩn thì họ bán cho công ty khác “nhảy dù” vào mua với giá cao hơn. Chưa lúc nào việc mua dưa bao tử nguyên liệu lại lộn xộn như hiện nay”. Thế là, dù dưa đạt tiêu chuẩn hay không thì hơn 10 ngày qua giá bán vẫn liên tục tăng. Từ giữa tháng 11, lứa dưa đầu tiên bán giá trung bình 4,5 – 4,7 nghìn đồng/kg, sau một tuần lên 5 – 5,2 nghìn đồng/kg, đến ngày 1.12, một số doanh nghiệp đã phải mua với giá 6,2 – 6,5 nghìn đồng/kg. Ông Chữ cho biết thêm: Để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, khi nhập dưa về công ty phải chọn lựa lại rồi mới chế biến, tính ra 1 kg dưa bao tử là hơn 7 nghìn đồng chứ không phải ở mức giá dưới 6,5 nghìn đồng. Với mức giá hiện nay đã cao hơn 50 – 70% so với đầu vụ, chỉ các công ty chế biến là thiệt hại lớn vì có đắt cũng phải mua, thiệt hại do vi phạm hợp đồng xuất khẩu còn lớn hơn nhiều. Trong khi đó, người trồng dưa thu lãi, không dưới 4 triệu đồng/sào, cao gấp hơn 2 lần vụ đông trước. Khan hiếm nguyên liệu, các đối tượng từ tỉnh ngoài tràn vào “mua chọc” với giá cao hơn trung bình 500 – 800 đồng/kg để thu hút những nông hộ hám lợi, chóng quên sự giúp đỡ của các công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thường xuyên cho mình. Hậu quả là việc tranh mua, tranh bán, xô xát đã diễn ra ở một số đầu mối mua gom dưa bao tử, ảnh hưởng trật tự nông thôn.

Để nông sản của tỉnh có điều kiện vươn xa thông qua các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, đồng thời tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện việc làm cho lao động nông thôn, từ thực tế sản xuất, kinh doanh nông sản có giá trị xuất khẩu trong vụ đông năm nay, thiết nghĩ Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa đến các doanh nghiệp này. Có thể thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến nông sản để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. Hiệp hội làm trung gian điều hành chung giá mua nguyên liệu mà các doanh nghiệp đã thống nhất, bảo đảm lợi ích hài hoà giữa nông dân và doanh nghiệp.

Đào Thắm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang