• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyển giao công nghệ cho nông dân: Bao giờ “cờ” mới đến “tay”?

Nguồn tin: SGGP, 7/11/2004
Ngày cập nhật: 8/11/2004

Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Thế nhưng, những công nghệ đã được áp dụng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu.

Ít thuận lợi, nhiều rào cản

GSTS Võ Tòng Xuân đưa ra một thông tin ấn tượng: “Hàng năm, các nước trên thế giới chi gần 50 tỷ USD cho các nhà khoa học, viện nghiên cứu… để phát triển con người, nhưng trên trái đất vẫn còn gần 1 tỷ người sống trong nghèo đói. Ở nước ta, thành quả KHCN không ít, thậm chí có thể nói là phải “trùm mền” ở các viện, trường, nhưng nông dân vẫn đói công nghệ là một nghịch lý khó chấp nhận”.

Sản xuất lúa hiện nay ở ĐBSCL dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính.

Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ (Khoa Nông nghiệp – ĐH Cần Thơ) đã làm một nghiên cứu nhỏ về những rào cản. Theo ông, 5 yếu tố ảnh hưởng đến “đường đi” của công nghệ xuống đồng ruộng, đó là cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông, trình độ nắm bắt của nông dân và phương pháp khuyến nông đều chưa phù hợp.

Nông dân Võ Ngọc Triểm – “vua” nhân giống lúa ở An Giang bộc bạch: “Hầu hết bà con đều ngại làm theo khuyến cáo, vì lỡ có chuyện gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm?”. Trong thực tế sản xuất ở ĐBSCL đã từng xảy ra chuyện cung cấp giống cây kém chất lượng, khi trồng đến tuổi cho trái thì không ra trái, cả nhà nông lẫn nhà cung cấp giống đều “dở khóc, dở mếu”.

Đẩy mạnh chuyển giao bằng cách nào?

GSTS Võ Tòng Xuân cho rằng nông dân hiện nay rất cần kỹ thuật cao; cần được các nhà khoa học, quản lý và nhà nước chăm sóc tốt hơn nữa. Điều này phải cụ thể hóa bằng chính sách. Với quan điểm tương tự, GSTS Phạm Văn Biên khẳng định: “Công nghệ muốn nhanh chóng được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi thì phải thực hiện sự vượt trội cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế, nghĩa là giá thành phải hạ và chất lượng phải cao”. Thế nhưng, chuyển giao bằng cách nào và làm thế nào để nông dân đón nhận công nghệ không là chuyện đơn giản.

TS Lê Minh Sắc – Vụ phó Vụ KH- CN (Bộ KH-CN) đề xuất: “Khi chuyển giao cho nông dân phải có phương thức phù hợp, có mục tiêu sản xuất rõ ràng, phải phù hợp với trình độ và khả năng của nông dân. Chuyển giao công nghệ bằng nhiều con đường, nhưng trên mô hình và máy móc, thiết bị cụ thể là chính. Việc xây dựng các mô hình trình diễn luôn có vai trò hết sức quan trọng. Trăm nghe không bằng một thấy. Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào các tiến bộ KHCN được giới thiệu”.

Hiện nay ở ĐBSCL, Nông trường sông Hậu là đơn vị tiên phong khi áp dụng nhiều hình thức chuyển giao hiệu quả, thông qua sự liên kết với Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, thường xuyên giới thiệu, trình diễn nhiều mô hình mới trong canh tác, thu hoạch, như máy sạ hàng, công nghệ bảo quản trái xoài… Thế nhưng, nỗ lực trên vẫn là ít ỏi so với thực tế mênh mông của sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Huỳnh Thế Năng – Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho rằng: “Ở các địa phương, nông dân tiếp nhận công nghệ rất máy móc, thậm chí đã đơn giản hóa quy trình công nghệ một cách tối đa. Vì thế, muốn chuyển giao công nghệ thành công và bền vững phải có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên tiếp nhận trước rồi hướng dẫn cụ thể cho nông dân”.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ KHKT cấp cơ sở hiện nay hết sức mỏng. Cần Thơ là một ví dụ. Quận, huyện nào cũng có phòng KH-CN, nhưng biên chế thấp, chính sách không rõ ràng, nên cán bộ ở đây chỉ đảm đương được công việc quản lý nhà nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhu cầu của sản xuất đối với KHCN là rất lớn và rất đa dạng nhưng thường mang tính thời vụ, sức mua của người dân có hạn, do vậy, lựa chọn công nghệ nào để phổ biến có hiệu quả là một bài toán khó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào mở cửa thị trường và mạng lưới thông tin để nông dân tiếp cận thiết bị công nghệ mới hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Lê Quốc Doanh – Viện Khoa học nông nghiệp cho rằng các nhà khoa học trưng bày, giới thiệu công nghệ ở các hội chợ triển lãm, trên phương tiện thông tin đại chúng, nhưng thường dừng lại ở mức độ chung chung, không nói rõ bán công nghệ ở đâu, giá bao nhiêu, làm hiệu quả thông tin rất thấp, khả năng bán công nghệ bị hạn chế nhiều. Vì vậy, mở rộng dạng lưới thông tin đến tận hộ nông dân là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, do trình độ của nông dân ĐBSCL nói chung còn thấp, nên việc đào tạo nâng cao kiến thức KHCN cho nhà nông là việc làm cần thiết. Ai sẽ làm việc này? Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang Huỳnh Thế Năng đề xuất phương án khuyến nông 4 thành phần như liên kết 4 nhà đối với sản xuất, đó là sự kết hợp giữa nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và… nhà báo.

Ông Năng cho rằng, hiện nay, các chương trình khuyến nông, phổ biến kiến thức KHKT trên truyền hình quá ít, mà chương trình giải trí thì nhiều, trong khi ở các nước trong khu vực, truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cho người dân…

TRẦN MINH TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang