• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Thẫn thờ với mía tím Khánh Sơn

Nguồn tin: Khánh Hòa, 26/11/2008
Ngày cập nhật: 27/11/2008

Cây mía tím đã gắn bó với mảnh đất, con người Khánh Sơn (Khánh Hòa) hơn 4 năm nay, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống, giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo. Thấy được hiệu quả từ cây mía tím, người dân Khánh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng mía tím. Thế nhưng, sau những tháng ngày tận hưởng sự “ngọt ngào”, đến thời điểm này, cây mía tím đã bắt đầu có “vị đắng” khi liên tục bị rớt giá. Đến kỳ thu hoạch, không có ai mua, người dân đành ngậm ngùi chặt bỏ những ruộng mía tím mơn mởn…

° KHI MÍA KHÔNG CÒN “NGỌT”

Đến Khánh Sơn những ngày này, tiếp xúc với người dân, chúng tôi mới thấy hết “vị đắng” của mía tím. Những đống mía chắc nịch, tròn lẳn được người dân gom lại, bỏ mặc giữa ruộng. Gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên má, anh Phương - chủ ruộng mía chỉ tay về phía xa: “Những ruộng mía kia đã bắt đầu trổ bông nhưng đến giờ vẫn chẳng ai thèm ngó tới, tui đành phải chặt bỏ để lấy đất trỉa ít bắp, để đất không lại phí”. Gia đình anh Phương có 4 sào mía, trước đây cho thu nhập mỗi năm không dưới 40 triệu đồng/năm, nhưng năm nay thì “lỗ chổng vó”. Dù sao, anh Phương cũng còn may mắn là không phải đi vay tiền để đầu tư cho cây mía. Anh Bo Bo Yến ở thị trấn Tô Hạp đang đau đầu vì mía không thu hoạch được, trong khi nợ nần chồng chất. Anh Yến cho biết: “Đây là năm đầu tiên gia đình tôi đầu tư trồng mía. Không có tiền, tôi đành đi vay hơn chục triệu đồng để mua giống, mua phân, trả tiền thuê người làm đất, chăm sóc mía. Thấy ruộng mía tươi tốt từng ngày, vợ chồng tui vui lắm. Vậy mà, giờ đã đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn chẳng thấy ai ngó ngàng tới. Cũng có mấy người đến xem rồi nhưng giá thấp quá. Cứ đà này, gia đình tôi không biết làm sao có tiền để trả nợ”.

Từ năm 2004 đến nay, cây mía tím đã mang lại cho nông dân Khánh Sơn nhiều sự đổi thay đáng kể. So với các loại cây trồng khác như: bắp, lúa… thu nhập từ cây mía tím cao hơn hẳn và “đầu ra” của mía tím cũng thuận lợi hơn khi có thị trường tiêu thụ rộng ở hầu hết các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Giá bán của mía tím cũng tương đối cao, từ 9 - 12 triệu đồng/sào tùy theo chất lượng mía. Chính vì vậy, cây mía tím nhanh chóng được bà con chọn làm cây trồng chủ lực và nhân rộng diện tích. Thời gian thu hoạch mía tím bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 12. Những năm trước, việc tiêu thụ mía diễn ra thuận lợi, giá bán cao. Năm nay, chỉ những ruộng mía được thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 có giá bán tương đối cao. Còn số diện tích mía thu hoạch về sau này, giá “rớt” thê thảm. Anh Cao Văn Nhiệp - thôn Tà Lương (thị trấn Tô Hạp) cho biết: “Nhà mình trồng 1 sào mía, năm 2006 bán được 12 triệu đồng, năm 2007 bán được 8 triệu đồng, còn năm nay chỉ bán được 2,5 triệu đồng. 2 năm trước, trừ tất cả chi phí, mình cũng lãi được khoảng 2 - 3 triệu. Năm nay, chi phí phân bón đã hết mất 2 triệu đồng, coi như làm không công”. Việc cây mía tím rớt giá đã tác động trực tiếp đến đời sống của bà con, mía trồng ra không tiêu thụ được khiến một số gia đình rơi vào tình trạng khó khăn. Chị Mơ Thị Phượng ở thôn Ma O (xã Sơn Trung) cho biết: “Nhà tôi có hơn 1 sào mía tím, mấy năm trước mía cho thu nhập cao, nhờ đó vợ chồng tôi trả nợ được gần hết cho ngân hàng. Nhưng giờ thì, đến mùa thu hoạch rồi nhưng chưa thấy ai hỏi mua, chắc vài hôm nữa phải chặt bỏ… Thấy mà xót cả ruột!”. Theo lời anh Đinh Văn Hùng - một đầu nậu thu mua mía: “Trước đây, giá của một sào mía đẹp (thân to, dài khoảng 2m trở lên) không dưới 10 triệu đồng. Hiện tại, giá mía chỉ còn xê dịch từ 2,5 - 5 triệu đồng/sào, nhưng việc thu mua cũng rất hạn chế chứ không sôi nổi như trước”. Với giá mía như hiện nay, những ruộng mía ít được đầu tư, người trồng mía coi như làm không công; còn ở những ruộng mía được chăm sóc tốt, người dân buộc phải chịu thua lỗ. Bởi một ruộng mía nếu được đầu tư chăm bón tốt, chỉ tính riêng tiền phân bón từ khi trồng đến lúc thu hoạch cũng mất khoảng 6 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt giá của cây mía tím như hiện nay là do thời tiết không thuận lợi nên đã ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của cây mía. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của cây mía tím Khánh Sơn ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận. Đây là những địa phương có hoạt động đánh bắt xa bờ khá phát triển. Trong những chuyến đi biển dài ngày, ngư dân thường mang theo một khối lượng lớn mía tím vừa để giải khát, vừa bồi dưỡng sức khỏe. Thế nhưng, suốt mấy tháng nay, do biển động nên các tàu thuyền không thể ra khơi. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng mía tím không còn nhiều như trước. Thị trường tiêu thụ chính của cây mía tím tạm ngưng khiến khối lượng mía đến kỳ thu hoạch bị tồn đọng. Anh Hùng cho biết thêm: “Trước đây, chúng tôi thu mua mía của bà con là có nơi để tiêu thụ ngay, thậm chí họ còn đặt hàng trước. Còn giờ đây, hầu hết các đầu mối đều gọi điện thông báo tạm ngừng nhập mía. Nếu cố nài ép thì cũng chỉ có một số nơi đồng ý nhập tiếp nhưng mua với giá thấp. Với giá vận chuyển như hiện nay, có làm mía cũng bị lỗ”.

Một nguyên nhân nữa khiến mía tím bị rớt giá là do chất lượng giảm sút. Cây mía tím Khánh Sơn vốn nổi tiếng bởi các đặc điểm như: thân to, dài, nhiều nước, vỏ mềm, ngọt. Nhưng thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết nên chất lượng của cây mía tím cũng bị “xuống”, tỷ lệ những cây mía đẹp ít dần. Mặt khác, do tác động của giá cả phân bón, chi phí vận chuyển, công chăm sóc đều tăng cao nên người dân ít có sự đầu tư, khiến cây mía tím đạt chất lượng thấp.

° LÀM GÌ ĐỂ MÍA “NGỌT” NHƯ XƯA?

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, tính đến cuối tháng 10-2008, diện tích trồng mía tím đạt khoảng 305 ha. Một số địa phương có diện tích trồng mía tím lớn là thị trấn Tô Hạp, xã Sơn Lâm, xã Sơn Trung, xã Sơn Hiệp, xã Ba Cụm Bắc… Được biết, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện, cây mía tím không phải là đối tượng chính, vì vậy đến nay, huyện vẫn chưa có bất cứ một đề án nào nghiên cứu, phát triển cây mía tím. Các loại cây trồng chủ lực được huyện xác định phát triển bền vững là cây sầu riêng, mít nghệ, mây nếp… Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Việc sụt giá của cây mía tím hiện nay chỉ là sự biến động nhất thời do tác động của thời tiết. Khi thời tiết ổn định, chắc chắn việc tiêu thụ mía sẽ khả quan hơn. Do đặc thù của cây mía tím chỉ là cây trồng hàng năm, nên quan điểm của huyện là chú trọng về chất lượng, hạn chế phát triển ồ ạt, diện tích trồng mía tím chỉ giới hạn trong khoảng 300 ha trở xuống”. Đối với đất trồng cây mía tím, huyện Khánh Sơn khuyến khích bà con nông dân nên tận dụng những diện tích đất khai hoang không mang lại hiệu quả kinh tế cao do trồng những loại cây khác để chuyển sang trồng mía tím. Ngoài ra, trong công tác khuyến nông, huyện đã nhiều lần phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tiến hành nghiệm thu và phục tráng giống mía tím nhằm mang lại chất lượng mía tốt nhất. Ông Lâm cho biết thêm: Qua thực trạng mía rớt giá hiện nay, huyện sẽ chú trọng xem xét lại các thị trường một cách chắc chắn hơn, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để tư vấn cho bà con nông dân nên tính toán một cách kỹ lưỡng thời điểm thu hoạch nhằm hạn chế những tác động của thời tiết. Đồng thời, huyện cũng khuyến cáo bà con nên bình tĩnh, cố giữ những diện tích mía còn lại để chờ sự ổn định trở lại của thị trường, tránh tình trạng tư thương lợi dụng ép giá.

Bao giờ mía tím Khánh Sơn thôi không còn “đắng”? Giải quyết “bài toán” này không phải chuyện một sớm một chiều. Hy vọng cùng với những biện pháp tháo gỡ kịp thời trước mắt và những tầm nhìn chiến lược lâu dài của huyện Khánh Sơn, cây mía tím sẽ không còn cảnh “lận đận”, rớt giá, vững vàng phát triển với thương hiệu đã được khẳng định: mía tím Khánh Sơn…

NHÂN TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang