• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thị trường cây keo giống ở Tiên Phước: Cung đã vượt cầu

Nguồn tin: Quảng Nam, 26/11/2008
Ngày cập nhật: 27/11/2008

Cùng thời điểm này của mấy năm trước, các chủ trại ươm cây giống ở thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước) đã xuất bán gần hết keo con. Nhưng năm nay, mùa trồng rừng đã bước vào giai đoạn cuối nhưng hầu hết các trại đều ứ đọng keo con, không tìm được đầu ra...

Dọc theo tuyến đường ĐT 616 đoạn qua thị trấn Tiên Kỳ (Tiên Phước) có hơn 30 trại ươm keo giống vẫn còn ứ đầy cây con mà không hề thấy bóng dáng người mua. Đưa mắt nhìn vườn ươm, anh Nguyên Ngọc (thôn Phái Tây, thị trấn Tiên Kỳ) thở dài: “Mọi năm, dọc hai bên đường này quá trời xe tải đậu chờ lấy keo con về trồng. Năm nay vắng tanh vắng ngắt, thỉnh thoảng có vài người đến mua nhưng số lượng không đáng kể”. Chị Nguyễn Thị Bông (thôn Phái Tây) than thở: “Năm ngoái tui ươm 50.000 cây, đầu mùa bán với giá 200 đồng/cây, cuối mùa lên 350 đồng/cây, trừ các khoản chi phí lời cũng được gần 8 triệu đồng. Thấy vậy ham quá, nên năm nay tui trồng 130.000 cây, nhưng đến bữa nay cuối mùa rồi mà mới xuất chưa được 30.000 cây. Kiểu này cầm chắc thua lỗ rồi”.

Tình trạng nêu trên là hệ quả của việc ươm trồng keo con mang yếu tố tự phát, không theo quy hoạch hay khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Người dân thấy có lợi, việc ươm trồng cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nên đua nhau tổ chức sản xuất. Ông Đinh Thương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước cho biết: “Nhà nhà, người người đua nhau đi ươm keo con, trong khi diện tích để trồng rừng ở Tiên Phước đã giảm. Năm nay thời tiết thuận lợi nên người dân đã bắt tay trồng rừng từ tháng 7, tháng 8 chứ không phải đợi đến bây giờ. Cung vượt cầu nên xảy ra tình trạng dư thừa keo con. Việc một số chủ trại ươm trồng keo với số lượng lớn không bán được có khả năng vỡ nợ…”. Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là những năm trước đây, người dân ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Quế Sơn... cho xe đến các trại keo ở thị trấn Tiên Kỳ mua keo về trồng. Năm nay, nhiều huyện đã chủ động ươm keo con, tự phục vụ nhu cầu, không đến Tiên Phước mua keo con nữa. Nguyên nhân thứ ba, theo ông Đinh Thương, là do giá gỗ keo nguyên liệu rớt xuống, từ hơn 900.000 đồng/tấn chỉ còn 650.000 đồng/tấn. Vì vậy, giá mà người dân bán cũng chỉ ở mức 200.000 đồng/tấn, trong khi chi phí chặt, đưa gỗ từ trên núi xuống đã “ngốn” rất nhiều tiền. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý người dân, không ham trồng như các năm trước.

Nếu keo con ở các trại ươm trồng không được bán hết thì điều gì sẽ xảy ra? Chị Nguyễn Thị Trinh (thôn Bình Yên, thị trấn Tiên Kỳ): “Năm 2007, giá bao nilon là 20.000 đồng/kg, giá nhân công là 15.000 đồng/ngày/người. Năm nay giá nilon đội lên 2,5 lần, tức 50.000 đồng/kg, giá nhân công 30.000 đồng/ngày/người. Mà keo con giá 200 đồng/cây, chủ yếu bán lẻ, nhưng cũng chưa bán được bao nhiêu. Từ đây đến cuối năm, nếu không bán được thì chỉ có nước đem keo con đi vứt. Nhà tui đâu có đất rừng mà tận dụng đem ra trồng. Thua lỗ cầm chắc trong tay rồi”. Anh Nguyễn Như Hải, chủ vườn keo kế bên, cũng góp lời: “Năm nay ai cũng ươm trồng keo mong thu hồi lại vốn là mừng lắm rồi, không nói chi đến lời”. “Trước khi vào mùa ươm trồng, chúng tôi đã khuyến cáo người dân lên tập huấn, đăng ký nhưng không thấy ai. Do đó, các trại keo được đưa vào dạng nguồn gốc không rõ ràng nên Phòng Nông nghiệp không thể có kế hoạch giúp đỡ. Hơn nữa, các dự án trồng rừng như WB3, 661 đã kết thúc” - ông Đinh Thương cho biết.

CHIÊU THỤC ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang