• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao người dân không thích trồng rừng phòng hộ?

Nguồn tin: Bắc Kạn, 17/11/2008
Ngày cập nhật: 20/11/2008

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 2008 là năm đạt được thành tựu nổi bật về công tác trồng rừng với tổng diện tích thực hiện khá lớn kể cả các dự án và trong nhân dân là 4.578ha.

Các Vươn ươm tư nhân đã góp phần cung cấp đủ giống cây cho các vụ trồng rừng.

Đặc biệt là Dự án 661 diện tích thực hiện vượt cao so với kế hoạch đạt 2.899ha/2200 ha kế hoạch nhưng tổng diện tích này chủ yếu là rừng sản xuất chiếm tới 2.547ha, đạt 159%, trong khi đó kế hoạch trồng rừng phòng hộ chỉ có 600 ha chỉ đạt 352ha, bằng 58,7% kế hoạch. Đối với hầu hết các dự án khác trồng rừng phòng hộ đều không đạt kế hoạch.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Ngãi Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho rằng, tỉnh Bắc Kạn cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước. Hiện nay tỷ lệ trồng rừng phòng hộ của cả nước cũng chỉ đạt xấp xỉ 60%. Chủ yếu người dân vẫn mặn mà với rừng sản xuất mặc dù xuất đầu tư của nhà nước đối với loại rừng này thấp hơn chỉ bằng 1/3 so với trồng rừng phòng hộ(2 triệu đồng/1ha).

Nguyên nhân của vấn đề này được phân tích là do sau khi tỉnh thực hiện quy hoạch lại 3 loại rừng thì một số diện tích trước đây thuộc rừng phòng hộ được chuyển sang trồng rừng sản xuất. Nghĩa là khu vực nào có thể trồng dễ dàng thì đều chuyển sang trồng rừng sản xuất, còn lại chỗ khó khăn, xa thì trồng rừng phòng hộ. Do địa hình khó khăn nên mặc dù xuất đầu tư gấp 3 lần trồng rừng sản xuất là 6 triệu đồng/ha nhưng theo người dân mức này vẫn thấp. Hơn nữa rừng sản xuất người dân so sánh sau 7-8 năm họ được quyền thu hoạch cả và chỉ cần trồng 1 loại cây như mỡ, keo, nhưng đối với rừng phòng hộ thì phải trồng hỗn giao theo cơ cấu cây trồng quy định như trám lát, sao…, họ chỉ được thu hoạch những cây phụ trợ. Đó là nguyên nhân khách quan, còn đối với nguyên nhân chủ quan đối với tỉnh là do trước đây cơ quan thường trực của các Ban quản lý dự án cơ sở nằm trong các Lâm trường, nay chuyển đổi thành các doanh nghiệp, các doanh nghiệp này được trao quyền tự chủ, do đó đối với doanh nghiệp thực hiện tốt thì trồng rừng phòng hộ đạt kế hoạch, còn đối với doanh nghiệp nào thực hiện không tốt thì việc rất khó đẩy nhanh được tiến độ trồng loại rừng này. Mặc dù ý nghĩa của rừng phòng hộ đối với môi trường, cuộc sống con người là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó công tác triển khai trồng rừng phòng hộ chưa có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương, các chủ dự án. Hiện nay chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất được ghi vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, tuy nhiên Nghị quyết của HĐND cấp huyện, xã lại tuyệt nhiên không có do vậy việc chỉ đạo điều hành về vấn đề này hầu như rất hời hợt. Mặc dù tỉnh ta luôn xác định rừng là thế mạnh trong nền kinh tế địa phương.

Trước thực tế đó Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo quyết liệt về công tác này. Ngày 29.9.2008 vừa qua Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 40-CT/TU về việc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng yêu cầu cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp thực hiện tốt 4 nhiệm vụ. UBND tỉnh ra công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Chủ tịch UBND các huyện kiểm tra kế hoạch trồng rừng dự án 5 triệu ha rừng năm 2009. Đồng thời Sở đã xây dựng chương trình phối hợp với các huyện thị chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp 3 tháng cuối năm và năm 2009. Trên cơ sở đó lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc trực tiếp với Thường trực huyện uỷ, UBND các huyện, đề nghị cùng phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tập trung vào những nội dung cụ thể, chi tiết, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ. Bên cạnh đó Sở đã tham mưu cho các Dự án cơ sở áp dụng phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ dự án 661 một cách rất cụ thể, trên cơ sở đó có thể chuyển đổi các loại cây phù hợp, giảm được chi phí đầu vào. Tích cực tuyên truyền để người dân hiểu về lợi ích của trồng rừng phòng hộ.

Có thể nói rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người, hệ quả của việc tàn phá rừng đầu nguồn đã tác động trực tiếp đến chúng ta, gây ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán…Mục tiêu hiện nay là làm sao khôi phục lại rừng phòng hộ, tuy nhiên công việc này lại gặp những khó khăn trở ngại nêu trên. Thiết nghĩ tỉnh cần có cơ chế ưu đãi hơn đối với những diện tích trồng rừng phòng hộ, bởi theo như được biết với mức hỗ trợ 6 triệu đồng/ha như hiện nay thật khó để người dân hưởng ứng tham gia.

Phương Thảo

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang