• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chìm nổi cây cần nước ở Gia Kiệm (Đồng Nai)

Nguồn tin: Đồng Nai, 14/11/2008
Ngày cập nhật: 18/11/2008

Xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) là vùng trồng cần nước lớn nhất tỉnh, hàng năm nông dân trong xã cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn rau cần. Thế nhưng những tháng đầu năm 2008, cần nước ở Gia Kiệm liên tục bị bệnh lá úa đỏ khiến cây không phát triển được, nhiều hộ lỗ vốn phải bỏ ruộng hoang. Đến nay, các hộ trồng cần ở Gia Kiệm đã tìm ra cách trị bệnh lá úa đỏ giúp họ có một mùa cần bội thu. Cần nước được mùa giúp hàng trăm lao động dân tộc Khơ-me từ tỉnh Trà Vinh lên đây có việc làm ổn định.

Thu hoạch cần.

* Một mùa cần bội thu sau 3 vụ lỗ

Toàn xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) có trên 20 hécta cần nước, đa số được trồng ở ấp Tây Nam. Cây cần nước cho thu hoạch khoảng 5 vụ/năm đã giúp nhiều gia đình trong ấp có cuộc sống sung túc. Thế nhưng đầu năm nay nông dân Gia Kiệm đã phải điêu đứng vì 3 vụ cần liên tiếp bị thất thu do dịch bệnh lá úa đỏ. Đến vụ thứ 4 này, những hộ trồng cần mới tìm ra được nguyên nhân và cách khống chế dịch bệnh giúp họ có được một vụ cần bội thu. Ông Nguyễn Ngọc Đường ở ấp Tây Nam cho hay: "Tôi trồng 5 sào cần nước, trước đây mỗi năm thu lời hơn 100 triệu đồng. Song 3 vụ trước do thiếu nước cần bị bệnh đỏ lá không phát triển được làm tôi bị lỗ gần 100 triệu đồng. Cũng may vụ cần này được mùa và được giá, tính ra tôi lời hơn 6 triệu đồng/sào". Ông Nguyễn Văn Thừa ở ấp Tây Nam nói: "Gia đình tôi sống bằng nghề trồng cần nước hơn 40 năm nhưng chưa bao giờ gặp tình trạng mất mùa 3 vụ liên tiếp như vừa qua. Đầu tư cho cây cần rất cao, khoảng 10 triệu đồng/sào/vụ, vì vậy chỉ cần mất mùa một vụ cũng thấy lao đao. Vụ cần này được mùa, tôi lời khoảng 7 triệu đồng/sào. Hy vọng vụ tới cũng được mùa mới gỡ lại số vốn đã mất".

Ông Nguyễn Quang, Chủ tịch UBND xã Gia Kiệm nói, cần nước là cây rau cho lợi nhuận cao nhưng trong xã chỉ có cánh đồng ở ấp Tây Nam trồng được cần nước, còn các vùng đất khác thì không. Cây cần nước chỉ thích hợp với vùng đất đá, có nguồn nước tưới luôn dồi dào và sạch, do đó những hộ trồng cần đều phải đào giếng khoan để lấy nước. Chính những khác biệt đó đã giúp cây cần nước ở vùng Gia Kiệm tươi ngon hơn những nơi khác. Đa số cần sản xuất ở Gia Kiệm ra đều được các đại lý của TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mua.

* Hàng trăm lao động ngoài tỉnh có thu nhập nhờ cần nước

Trồng cần nước rất vất vả, đòi hỏi nhiều công chăm sóc và thu hoạch, vì thế vùng cần Gia Kiệm chỉ có hơn 20 hécta nhưng thu hút hàng trăm lao động từ tỉnh Trà Vinh lên làm mướn, trong đó có nhiều trẻ em sống bằng nghề mót cần. Anh Nguyễn Đình Hiển ở ấp Tây Nam nói: "Trồng cần chỉ hơn 2 tháng nhưng từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch hầu như ngày nào cũng phải phun thuốc hoặc xịt nước cho lá để tránh sâu bệnh. Một lao động chỉ chăm sóc được 1 sào cần nước nên hầu như nhà nào trồng 3-4 sào cần trở lên cũng phải thuê thợ thường xuyên ở chòi gần ruộng để chăm sóc cần. Khi thu hoạch tốn nhiều công và rất cực, phải có thêm khoảng 30 công/sào. Do cần nước nếu đưa lên cạn sẽ bị héo nên người thu hoạch cần phải dậy từ 2-3 giờ sáng đứng dưới ruộng ngâm nước ngang người để nhổ cần, rồi rửa cần và bó cần".

Những đứa trẻ làm nghề mót cần

Đến những ruộng đang thu hoạch cần ở ấp Tây Nam dễ dàng nhận ra có rất nhiều trẻ nhỏ đang mót cần. Nếu không hỏi tuổi các em khó mà đoán được chúng bao nhiêu tuổi. Thạch Mót đã 12 tuổi nhưng chỉ nhỏ bằng đứa trẻ 7 tuổi, cho hay: "Con làm nghề mót cần 2 năm rồi, thấy ruộng cần nào thu hoạch là con đến nhặt những cây cần nhỏ họ bỏ đi, sau đó gom lại cột thành bó, mỗi ngày cũng được 12-14 bó bán được gần 10 ngàn đồng".

Chỉ đếm sơ qua hai, ba ruộng cần đang thu hoạch, chúng tôi cũng thấy hàng chục trẻ nhỏ đang làm nghề mót cần. Có những đứa nửa ngày đi học tại lớp học tình thương, nửa ngày đi mót cần để phụ cha mẹ. Thạch Tiền 8 tuổi nhưng cũng đã làm nghề mót cần được 3 năm kể: "Mót cần phải ngâm nước cả ngày lạnh lắm nhưng nhà cháu nghèo lại đông em nên phải làm để giúp cha mẹ". Nhìn những bàn tay gầy khẳng khiu, da bợt đi và nhăn nheo vì ngâm nước quá nhiều song vẫn thoăn thoắt nhặt cần khiến chúng tôi chạnh lòng.

Đa số những người nhổ cần thuê được các hộ trồng cần cho mượn nhà chòi ở nhờ. Chị Kim Thị Thu, một thợ nhổ cần thuê cho hay: "Ở quê khó khăn chẳng mấy khi được ăn no bụng, vì thế tôi phải lên đây đi làm thuê. Làm cần tuy vất vả nhưng được lo ăn uống đầy đủ và trả công 70 ngàn đồng/ngày. Những ngày hết việc, tôi qua mấy xã lân cận nhổ cỏ, làm vườn thuê cũng kiếm được 50-60 ngàn/ngày nên cuộc sống cũng tạm ổn". Chị Thạch Thị Thúy kể: "Vợ chồng tôi đưa nhau về vùng này làm ăn được khoảng 3 năm. Tuy làm thuê nhưng chúng tôi được bà con rất thương, cho ở nhờ trong nhà chòi và có khó khăn gì họ đều giúp đỡ". Anh Nguyễn Xuân Phương ở Tây Nam nói: "Chúng tôi giúp họ cũng là giúp mình, vì thuê lao động ngay tại địa phương hiện nay rất khó, họ sống dựa vào chúng tôi và chúng tôi cũng phải dựa vào họ mới phát triển vùng cần này được. Chính vì vậy khu vực ấp Tây Nam có đến vài chục hộ dân tộc Khơ-me từ Trà Vinh lên đây làm thuê".

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang