• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đưa hàng vào siêu thị quá khó với nông dân

Nguồn tin: VNN, 24/10/2004
Ngày cập nhật: 24/10/2004

Trong mùa vải thiều, có tới trên 60% lượng vải Bắc Giang được tiêu thụ qua những người bán rong, 24% được bán qua quầy và 16% được bán lẻ tại chợ mà không có chỗ nào trong siêu thị.Đây là con số được chuyên gia Nguyễn Thị Tân Lộc, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam đưa ra trong Hội thảo: ''Sự tham gia của người nghèo vào siêu thị'' sáng qua (22/10).

Nghiên cứu này đã đưa ra con số có tới trên 6.000 người bán rong vải tươi trong mùa hè trên đường phố Hà Nội, phần lớn là người nghèo. Không chỉ có vải, hiện nay hầu hết các sản phẩm của người nông dân đều rất khó khăn khi tìm đường đến siêu thị, cửa hàng trong nội thành. Nhu cầu về rau tươi với các thành phố lớn ngày càng tăng đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Với mức 0,13 kg/người/ngày của người dân nội thành và 0,23 kg/người/ngày với người dân ngoại thành thì số lượng rau cần thiết đối với người dân Hà Nội là 516 tấn/ngày và TP.HCM là 1.200 tấn/ngày. 

Trên thực tế, tại Hà Nội và TP.HCM đã có một số cửa hàng và siêu thị tham gia bán rau tươi, song chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Tổng số lượng rau được bán trong các cửa hàng và siêu thị còn quá nhỏ so với nhu cầu rau tươi của thành phố.

Riêng Hà Nội ước đạt khoảng 2% nhu cầu của nội thành. Chính phủ đang chủ trương phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại trên toàn quốc, tuy nhiên, làm thế nào để những sản phẩm rau quả của người nông dân có đường vào siêu thị vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ông Đào Thế Tuấn, Viện Nghiên cứu rau quả lý giải: ''Giá cả nông sản ở Việt Nam hiện nay đang thay đổi rất nhanh, thậm chí là từng ngày nên để ký hợp đồng giữa người bán với người mua là điều rất khó khăn. Điều này có thể nhìn thấy rõ nhất qua những nhà máy đường. Nếu như ở Đài Loan, các nhà máy đường mua mía chỉ trả giá tạm thời, sau khi bán đường họ mới chia lãi cho người nông dân, tạo ra một cơ chế nhà sản xuất và người trồng nguyên liệu cùng chịu rủi ro, thì ở Việt Nam không thực hiện được như vậy''.

Mặt khác, phần lớn những người nông dân trực tiếp bán rong nông sản trên đường phố hay tại các khu chợ lại là những người thiếu việc làm. Cân đối giữa lợi ích kinh tế và xã hội trong giải quyết vấn đề này cũng không hề đơn giản. Theo điều tra của báo Sài Gòn Tiếp Thị, hàng Việt Nam hiện chiếm trên 70% tổng số lượng hàng hóa được bán tại các siêu thị. Tuy nhiên, 80% chi phí cho các chương trình khuyến mãi tại các siêu thị là do các công ty liên doanh và đa quốc gia thực hiện. Đến các DN trong nước còn than phiền là khó đưa hàng vào siêu thị nên đối với người nông dân, đây lại càng là chuyện xa vời.  

PT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang