• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Vua khoai lang” Ba Hạo

Nguồn tin: Người lao động, 07/11/2008
Ngày cập nhật: 10/11/2008

Từ tay trắng, đến nay Ba Hạo đã có một trang trại khoai 100 ha với sản lượng bình quân 2.500 tấn/năm. Khoai lang của ông đã có mặt khắp cả nước và còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Singapore, Nhật...

Biết ông đã lâu, nhiều lần gặp ông trong các cuộc hội thảo lớn tại TPHCM, nhưng chỉ khi phát hiện một trang web có tên “khoai lang Ba Hạo” tại địa chỉ www. khoailangbahao.com, tôi mới thật sự bị cuốn hút bởi việc làm của người nông dân ấy. Ông là người đã đưa những củ khoai lang vốn là thực phẩm của người nghèo sang tận Trung Quốc, Singapore, Nhật... Tên ông là Đỗ Quý Hạo (Ba Hạo) nhưng nhiều người vẫn gọi đùa ông là “vua khoai lang” của miền Tây.

Thất bại vì thiếu kiến thức

Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nhưng một lần đến thăm người chị sống ở Hòn Đất- Kiên Giang, thấy đất đai nơi đây trù phú, có thể trồng trọt, canh tác dễ dàng, Ba Hạo quyết tâm chọn nơi này để lập nghiệp. Đó là vào năm 1980. Ông Ba Hạo kể: “Những ngày đầu đến Kiên Giang, tôi xin vào làm cho một gia đình nông dân trồng dưa hấu, vừa làm vừa học nghề. Nhờ siêng năng, chăm chỉ, tôi được chủ thương và trả công rất hậu hĩ”. Sau hai mùa, tích cóp được vài chỉ vàng, Ba Hạo xin chủ tách ra riêng. Đó là năm đầu tiên ông trồng dưa hấu. Những ruộng dưa xanh rờn không phụ công ông khi cho ra đời những quả dưa căng tròn, chín mọng.

Thừa thắng, mùa vụ năm sau, Ba Hạo tiếp tục thuê đất, mở rộng diện tích gieo trồng. “Không ngờ, năm ấy ruộng dưa bị sâu phá tanh bành. Ba cây vàng vốn liếng của cả gia đình dành dụm suốt mấy năm coi như mất hết. Nhìn ruộng dưa héo vàng, lòng tôi đau như cắt. Tôi tự hỏi, sao không học để làm “bác sĩ trị bệnh cho cây”- Ba Hạo tâm sự.

Mở phòng thí nghiệm để trồng khoai

Vài tháng sau, Ba Hạo lần tìm đến các trung tâm khuyến nông, thư viện, tìm mua sách về đọc, học hỏi kinh nghiệm. Bà Trương Thị Phượng, vợ ông, nhớ lại: “Có bao nhiêu tiền, ông ấy đều mua sách. Lúc đó, ban ngày ra đồng, tối đến ông ấy thắp đèn dầu trong mùng nằm đọc sách. Nhiều người trong vùng còn cho rằng ông ấy khùng, không cam phận làm nông”. Nhờ đọc sách mà cơ duyên đã đưa ông đến với nghiệp trồng khoai lang. Ông Ba Hạo nói: “Đó là lần tôi đọc quyển sách Kỹ thuật thâm canh khoai lang của giáo sư Đinh Thế Lộc. Lúc ấy, tôi không khỏi trăn trở về việc trồng khoai trên vùng đất bị nhiễm phèn mà ít ai canh tác nơi đây”.

Năm 1984, ông trồng thử nghiệm khoai lang trên 1 ha đất. Vụ mùa đầu tiên, ông thắng lớn. Năm sau, ông tiếp tục nhân giống trồng thêm. Thêm nhiều sách vở cũng như những giống khoai mới được ông sưu tầm về; trong đó có khoai Nhật, khoai bí đường xanh, khoai mật, khoai lang nghệ... được ông trồng trên vùng đất nhiễm phèn.

Thành công rồi, ông lại thấy ham và muốn đầu tư cho việc trồng khoai theo hướng chuyên nghiệp. Lặn lội đến các trường ĐH Cần Thơ, An Giang, Nông Lâm... Ba Hạo học hỏi thêm kỹ thuật hiện đại. Trở về quê, ông mở... phòng thí nghiệm, nghiên cứu về các loại dịch bệnh và phương pháp canh tác cho năng suất cao. Và việc dùng bẫy dẫn dụ bọ hà, kỹ thuật trồng khoai trên đất phèn... được ông ứng dụng thành công. Nhờ thế, ruộng khoai của Ba Hạo năng suất ngày càng cao. Tự tin, ông quyết định xây dựng trang trại chuyên canh khoai lang trên vùng đất tưởng như không thể cải tạo được.

Thương hiệu “Khoai lang Ba Hạo”

Từ tay trắng, đến nay ông Ba Hạo đã có một trang trại khoai 100 ha với sản lượng bình quân 2.500 tấn/năm. Khoai lang của ông đã có mặt khắp cả nước và còn được xuất khẩu. Và người nông dân chân chất ngày nào giờ đã thành ông chủ DNTN Ba Hạo (ấp Hiệp Lợi, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất- Kiên Giang). Tại TPHCM, một chi nhánh của doanh nghiệp cũng đã được mở tại quận 2- TPHCM. Giờ đây, thương hiệu “Khoai lang Ba Hạo” đã trở nên nổi tiếng và trở thành nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trong và ngoài nước.

Ông Ba Hạo cho rằng trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc canh tác đơn lẻ sẽ khiến nông dân khó tồn tại với sản phẩm của mình. Tôi mong các nông dân liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất và nguồn hàng phong phú cung cấp cho các doanh nghiệp. Muốn thế, nông dân cần biết ứng dụng khoa học cũng như công nghệ để giới thiệu sản phẩm của mình ra thế giới.

Huỳnh Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang