• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi nông dân làm giám đốc

Nguồn tin: SGGP, 22/10/2004
Ngày cập nhật: 23/10/2004

Nếu như chỉ vài năm trước, chuyện những nông dân chân lấm tay bùn, suốt ngày bên cánh đồng, thửa ruộng lại trở thành… giám đốc nghe như là chuyện lạ trên đời thì khoảng hai năm trở lại đây, vùng ven TP Hồ Chí Minh ngày càng có nhiều nông dân “giám đốc”, xách cặp táp, đi ô tô tính chuyện làm ăn như bao nhiêu doanh nghiệp. Nông dân “lên đời” thành giám đốc là một hướng mới giúp không ít nông dân thuận lợi trong việc mở rộng làm ăn và giải quyết đầu ra cho nông sản của chính mình.

Mở rộng sản xuất, giải quyết đầu ra

Chỉ mới hơn một năm gặp lại mà anh Phạm Ngọc Châu, chủ trại heo ở Nhị Bình, huyện Hóc Môn trông có vẻ bệ vệ hẳn ra. Biết tôi ngạc nhiên, anh cười xòa, giải thích: “Cũng vẫn chăn nuôi heo như ngày nào thôi. Chỉ có điều tớ quyết định “lên đời” thành doanh nghiệp để có tư cách pháp nhân giao dịch với nhiều khách hàng là các công ty lớn... Này, cậu quen biết nhiều nên giới thiệu khách hàng cho tớ với nhé...”.

Trước đây, anh Châu là một trong những nông dân chuyên nuôi heo có tiếng ở Hóc Môn. Từ một đàn heo gia đình chỉ có 5 con, anh phát triển thành một trại heo với trên 100 con, cả heo giống và thịt. Tổng thu nhập từ đàn heo của anh, sau khi trừ đi mọi chi phí là trên 60 triệu đồng/năm. Mặc dù vậy, cái khó của anh vẫn là việc tiêu thụ đầu ra.

Giá heo trên thị trường trồi sụt, mỗi khi muốn bán phải qua thương lái. Những đầu nậu này tha hồ ép giá, nhưng người chăn nuôi vẫn phải chấp nhận vì muốn giao dịch trực tiếp với các khách hàng lớn thì phải có tư cách pháp nhân. Từ số vốn dành dụm của gia đình được gần 300 triệu, anh Châu nâng cấp chuồng trại, đầu tư các trang thiết bị chuyên ngành nuôi heo và thành lập DNTN.

Nguồn nhân công anh huy động là các thành viên trong gia đình và bà con họ hàng. Dẫn tôi đi tham quan trại heo nay đã được nâng cấp, anh Châu bảo: “Tổng cộng các khâu của trại cần 30 lao động thì mình đã giải quyết được việc làm cho phân nửa là người trong gia đình, số còn lại là lao động nhàn rỗi tại địa phương...”. Anh hào hứng khoe với tôi bản hợp đồng vừa ký với một công ty Hàn Quốc với nội dung cung cấp trên 1.000 tấn thịt heo/năm.

Trong khi đó, người nông dân “chân lấm tay bùn” Lê Văn Phước, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12 trở thành giám đốc DN lại hết sức tình cờ. Sau khi nhận tiền đền bù của dự án Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, ông Phước cùng gia đình mở một cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng và nhận thầu xây dựng các công trình nhà cửa. Ban đầu, ông chỉ hoạt động chủ yếu phục vụ cho những hộ dân trong phường. Sau một thời gian có nhiều mối quen, ông thành lập hẳn DNTN.

Có tư cách pháp nhân, DNTN Thành Công của ông Phước đã ký được nhiều hợp đồng lớn thường xuyên cung cấp vật liệu xây dựng, xây dựng nhiều công trình lớn cho các doanh nghiệp, cơ quan trong và ngoài quận. Tương tự, “vua” ba ba Quách Luận với trại ba ba gần 3.000 con ở phường Thạnh Lộc, quận 12 cũng đã chính thức thành lập DNTN chuyên nuôi và cung cấp ba giống, baba thịt các loại để dễ bề làm ăn khi đối ngoại giới thiệu sản phẩm...

Nông dân “lên đời” trở thành chủ các DNTN, công ty TNHH... xuất hiện ngày một nhiều ở các quận, huyện vùng ven TP hiện nay. Họ là những nông dân sản xuất giỏi hay những hộ bán đất, có vốn, quyết tâm mở rộng làm ăn, sản xuất.

Theo khảo sát của Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP, có nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi có ý định thành lập DN. Theo khảo sát mới đây của chính quyền 4 quận, huyện 12, 9, Hóc Môn, Thủ Đức, tại các địa phương này đã có khoảng trên 300 giám đốc nông dân.

Nhiều giám đốc nông dân nhìn nhận, trở thành DN, họ có thể chủ động, vừa tự sản xuất, vừa tự quán xuyến khâu dịch vụ và đầu ra nên tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, thông qua việc khẳng định thương hiệu trên thị trường, khách hàng được mở rộng ra cả nước ngoài.

Cần sự tiếp sức từ nhiều phía

Ông Lê Văn Tài, nguyên giám đốc một DNTN chuyên sản xuất, cung cấp giống và cây kiểng, non bộ ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức, sau hơn một năm trở thành DN lại... “xuống cấp” thành hộ sản xuất. Gặp tôi, ông cười như mếu, nói: “Cứ tưởng lên DN thì sẽ dễ làm ăn hơn, ai dè gặp đủ phiền toái rắc rối, nào là thủ tục giấy tờ phát sinh lung tung. Chỉ một tờ hợp đồng phải chạy tới, chạy lui đủ nơi.

Làm giám đốc không dễ chút nào, trước đây mình chỉ sản xuất cho mình, vui làm buồn nghỉ. Trở thành DN thì phải hoạt động theo một qui trình, thời gian khít khao, quản lý nhân sự... không đơn giản chút nào”. Sau gần một năm thành lập, DN của ông vẫn loay hoay không biết quảng bá thương hiệu bằng cách nào. Thị trường thì không được mở rộng trong khi thuế má thì phải đóng đầy đủ và hàng tháng phải chi trả lương cho bộ máy nhân sự gồm: cán bộ kinh doanh, thư ký, kế toán...

Trường hợp của DN Hải Long- chuyên sản xuất các mặt hàng thủy, hải sản ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức cũng rơi vào hoàn cảnh “dở khóc, dở cười” không kém. Do không nắm vững nghiệp vụ kế toán nên DN “nông dân” này phải thuê một nữ kế toán với mức lương trên 1,2 triệu đồng/tháng.

Hơn 1 năm, cô kế toán này “biến mất” sau một lần “ăn chẹn” mất gần 200 triệu đồng của một hợp đồng. Tiếp đó, DN này lại phải bồi thường cho khách hàng gần 180 triệu đồng vì làm trễ hợp đồng... và đứng trước nguy cơ phá sản.

Nếu như nông dân trở thành DN đang là “phong trào” thì chuyện DN “xuống đời” trở thành nông dân cũng khá phổ biến. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành là rào cản khi người nông dân trở thành DN. Nhiều nông dân sản xuất giỏi, có vốn, nhưng lại không hiểu các luật lệ về kinh doanh cũng như khả năng tiếp thị, tìm kiếm đối tác làm ăn.

Mặt khác, khi thành lập DN thì họ vẫn còn quá bỡ ngỡ, cần được sự hỗ trợ từ nhiều phía, nhất là từ Nhà nước về các thủ tục, vốn, phương thức kinh doanh và sự đứng ra kết nối, liên kết giữa các giám đốc nông dân với nhau. “Chúng tôi mạnh dạn đột phá thành lập DN để tự giải quyết đầu ra, mở rộng làm ăn, làm giàu cho mình, cho địa phương nhưng cái chúng tôi thiếu là kinh nghiệm, kiến thức nên cần được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ”, Giám đốc “nông dân” Phạm Ngọc Châu nói vậy.

Ông Võ Văn Tốt, Chủ tịch Hội Nông dân quận 12 cũng nhìn nhận, ngày càng có nhiều nông dân muốn “lên đời” thành giám đốc để thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nhưng chưa dám mạnh dạn vì còn ngại cơ chế, thủ tục và thiếu kiến thức. Đây là việc mà các cấp, các ngành chức năng cần tính đến và kịp thời có hướng hỗ trợ.

THẢO BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang