• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây tóc tạo trầm trên đất Thất Sơn

Nguồn tin: Nhân Dân, 8/11/2008
Ngày cập nhật: 9/11/2008

Cây dó bầu (hay còn gọi là cây tóc) từ cây rừng đã trở thành "cây vườn", góp phần làm giàu cho nhiều người dân ở Thất Sơn (An Giang).

Cây tóc tên khoa học là Aquilariasp. Ðây là loại cây thường mọc ở rừng núi thuộc miền trung nước ta, nhiều nhất là ở vùng Quảng Nam. Tại đây, dó bầu từ cây rừng đã trở thành "cây vườn", góp phần làm giàu cho nhiều người dân địa phương.

Chưa được như vậy, nhưng cây tóc ở Thất Sơn (Tri Tôn, An Giang) cũng đang hé mở một tương lai xán lạn cho những người dân đang bỏ công sức trồng loại cây này...

Một ngày, tháng nắng gay nắng gắt. Chúng tôi tìm gặp ông Hai Nghi, nhà ngang Trường THPT thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Nghe chúng tôi hỏi, ông nhanh nhẹn lấy xe gắn máy dẫn đường tới chợ Ba Chúc, ghé nhà ông Lê Hoàng Nhi - người có biệt danh là "vua trầm tóc xứ núi".

Từ thị trấn Ba Chúc, tôi theo ông Lê Hoàng Nhi hăm hở băng rừng vượt núi Dài (cao 554 m, chu vi 21.625 m) trong cái nắng 9-10 giờ trưa mà người địa phương còn sợ, chỉ để tận mắt được nhìn cây tóc tạo trầm. Mất gần hai giờ đồng hồ, chúng tôi mới tới Vồ Cờ trên đỉnh núi Dài. Trước mắt tôi là hằng hà sa số cây tóc được trồng xen lẫn giữa các loại cây rừng, cây ăn trái. Thấy tôi đưa tay lần theo từng vết thương trên thân cây với hy vọng tìm được một chút trầm hương "lấy hên", ông Nhi cười và nói: "Ðể tui". Rồi ông gỡ từng mảng mối xông trên thân cây, lấy được một miếng gỗ xấu xí đưa cho tôi và bảo: "Trầm đây!".

Dự án Cây tóc tạo trầm do Tổ chức Rừng mưa nhiệt đới (TRP) hỗ trợ người trồng rừng trồng 25 ha tại xã Lê Trì, huyện Tri Tôn (An Giang). Do trên vùng núi Ô Sìn, xã Lê Trì có cây giống nguyên gốc nên dự án đã chọn nơi đây để trồng 12.500 cây trong hai năm 1996 - 1997, sau năm năm đã tiến hành cấy tạo trầm thử nghiệm. Theo đánh giá của TRP, đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, thích nghi khu vực Bảy Núi có độ ẩm thích hợp, với tỷ lệ trồng 500 cây/ha xen cây rừng.

Cây tóc tạo trầm ở đây có khả năng cho trầm khá cao, chất lượng tốt hơn so với một số khu mà dự án của TRP đã triển khai. Từ đó, dân vùng Thất Sơn (An Giang) đã tự phát trồng gần 600 ha cây tóc xen với cây rừng, từ một tuổi đến chín tuổi. Số cây trên đang bắt đầu cho thu hoạch, tạo ra nguồn thu nhập bình quân cho mỗi hộ khoảng 100 triệu đồng/ha/năm; cá biệt có ông Lê Công Tảo ở xã Lê Trì thu nhập tới 150 triệu đồng/ha/năm. Cây tóc - dó bầu được xem loài cây quý hiếm ở Thất Sơn. Người ta đã đặt nhiều kỳ vọng vào công nghệ tạo trầm nhân tạo do Chi cục Kiểm lâm An Giang và dự án của TRP chuyển giao.

Về đây, thỉnh thoảng lại thấy tấm bảng thông báo có bán cây tóc, tràm lai, sao, dầu... được ươm với kỹ thuật không khác vườn ươm của các viện, trường chuyên ngành. Quả thật, mùa mưa lũ cũng là mùa ươm cây lâm nghiệp ở tứ giác Long Xuyên, một nghề hái ra tiền cho nhiều nông hộ, và xã hội còn có thêm lợi ích trên nhiều mặt khác.

"Vua trầm" Lê Hoàng Nhi cho biết khi cùng ngồi với tôi trên phiến đá khá phẳng phiu dưới tán cây hóng mát:

- Cây tóc thiên nhiên trước đây mọc nhiều lắm, nhất là trên núi Cấm. Cây mọc thành rừng. Thời kỳ đầu, bà con chỉ trồng xoài, mít..., về sau thấy cây này có giá trị kinh tế cao nên ươm hột, trồng xen vào.

Núi Dài là nơi trồng cây tóc nhiều nhất, là do ông Hen-ry, người Hà Lan, Chủ nhiệm tổ chức TRP, khởi xướng và trồng thử nghiệm năm 1996 với diện tích khoảng 10 ha. Sau đó có ông Hai Bóng là một trong những người nhận trồng thử nghiệm đầu tiên tại xã Lê Trì. Hai năm sau công trình này bị bỏ dở. Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang lại giao cho những người có điều kiện tiếp tục quản lý, ông Nhi là một trong số những người đó. Ban đầu ông chỉ trồng thử nghiệm một ít, rồi ra Quảng Nam học cách ươm cây giống và cách tạo trầm.

Ông học được cách ươm cây giống, còn tạo trầm thì chưa ai chịu giúp cho bí quyết. Ðể có được thành quả, ông Nhi đã phải khổ công. Ra Quảng Nam học hỏi kinh nghiệm tạo trầm không được, không chịu bó tay, ông đến các công ty có uy tín tạo trầm tìm hiểu. Rồi sang cả Thái-lan. Xin-ga-po. Cuối cùng ông đã thành công.

Tới nay, ông là người trồng cây tóc tạo trầm nhiều nhất của cả vùng Bảy Núi - Thất Sơn, có tới 2.000 cây trên diện tích 7 ha trên núi Dài. Trong khi đó, 48 hộ còn lại chỉ trồng 1.000 cây. Ông Nhi thổ lộ: Tóc là loại cây rất thích bóng râm, nên trồng xen trong các tán xoài, mít là thích hợp. Khi mới trồng, phải chịu khó làm cỏ phòng, chống cháy rừng, chăm bón cho cây mau lớn, cây tóc mọc rất khỏe, không cần tưới gì cả.

Xế chiều, xuống núi về nhà, ông Nhi vào buồng lấy ra hai khúc cây mục đưa cho chúng tôi xem. Ông bẻ một miếng và đốt, mùi thơm lan tỏa. Ông hãnh diện khoe trầm Bảy Núi thơm thanh chứ không thơm khét.

Quá trình tạo trầm từ cây tóc cũng giống như tạo ngọc trai nhân tạo, tức là tạo vết thương để cây ứa nhựa bao phủ lấy vết thương, lâu ngày mà thành trầm. Ðể tạo trầm, bên hỗ trợ cử hai người thợ đến. Một người đục lỗ trên thân cây tóc 7 năm tuổi, đục từ ngọn tới gốc, mỗi lỗ cách nhau một đoạn. Rồi một người bơm hóa chất vào lỗ đục (không biết hóa chất là thứ gì mà có người âm thầm "mượn" một ít rồi đem phân chất mà không có kết quả).

Cấy hóa chất vào cây khoảng sáu tháng là có trầm, nhưng phải đến 24 tháng sau mới khai thác tốt. Năm 2007, ông Nhi đã cấy cho 547 cây. Trong năm 2008 này, ông cũng đã cho cấy một số lượng tương đương. Theo tính toán, bình quân, cứ một cây cấy hóa chất, ông thu được 3 kg trầm. Hiện nay, trầm thô (loại 6) giá 800 nghìn đồng/kg. Còn loại 1 (hơn 24 tháng) thì chưa có giá. Tuy nhiên, một số người đã khai thác trầm non vì ham lợi. Cây non chưa đủ tuổi đã cấy, và trầm chưa đủ tuổi đã khai thác.

Ông Nhi lại vào buồng, mang ra lỉnh kỉnh nào hộp tròn, hộp dài khác nhau, giới thiệu với chúng tôi sản phẩm trầm. Ông nói:

- Sau khi khai thác trầm từ cây tóc, thì chỉ bỏ phần lá, phần còn lại có thể tận dụng làm nhiều việc. Như thân cây, sau khi ép lấy tinh dầu, đem bã trộn với vỏ trấu xay nhuyễn để làm hương. Hương trầm có bốn loại: loại dài hai tấc và loại dài bốn tấc đựng trong hộp giấy hình chữ nhật; hương hình chóp và hương khoanh đựng trong hộp giấy hình trụ. Các sản phẩm như thế đã được xuất khẩu sang Ðài Loan, Hồng Công (Trung Quốc).

Trong khi chờ đợi "thu tiền tỷ" từ phía đối tác, ông Nhi "lượm bạc cắc" từ việc ươm cây. Cây tóc giống được ông Nhi khai thác từ hạt của bốn cây tóc thiên nhiên mọc trên đất nhà ông. Cây lớn lên và cho hạt, ông lại tiếp tục ươm để đưa ra thị trường. Năm 2000, ông bán hạt và bầu (2.500 đồng/bầu - nay còn 1.500 đồng/bầu) cho người trồng trọt ở các tỉnh Quảng Nam, Tây Ninh, Lâm Ðồng. Hiện tại, ông có một công đất sau nhà để ươm cây. Chung quanh thị trấn Tri Tôn, Tà Ðảnh... có khoảng năm, sáu cơ sở sản xuất cây tóc giống, được bán khắp nơi, sang tận Cam-pu-chia.

Cây dó bầu, một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ tạo trầm mà còn là nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị.

Sau năm năm, cây đã cho thu nhập từ quả và hạt. Sản phẩm có giá bán rất cao, tùy kích cỡ và chất lượng, giá hạt tóc từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/kg. Ðể thuận tiện cho chuyên chở đường xa, không bị hao hụt, người trồng cây còn bán quả với giá 80 nghìn đồng/kg hoặc bán cây đến tuổi tạo trầm (5 tuổi) với giá 1,5 triệu đồng/cây.

Với điều kiện thổ nhưỡng của vùng Thất Sơn - Bảy Núi này, cũng như ở Quảng Nam, cây tóc tạo trầm chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai lâu dài. Ông Nhi phân tích: "Trồng cây keo, bán chỉ có 10 nghìn đồng/cây, còn trồng cây tóc tạo trầm thì có thể bán hơn 500 nghìn đồng/cây. Cả hai loại cây này đều có giá trị về môi trường rừng như nhau, nhưng giá trị kinh tế thì rất khác nhau. Song phải có điều kiện kinh tế vững chắc mới có thể phát triển cây tóc tạo trầm được".

Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn đã tổ chức nhiều khóa phổ biến về ưu điểm của cây tóc tạo trầm, kết hợp với Chương trình 661 để cung cấp cây giống, khoán chi phí trồng, chăm sóc và chuyển giao công nghệ tạo trầm cho các hộ trồng rừng. Hiện nay bà con ở vùng Bảy Núi phát triển hơn 10 vườn ươm cây giống tóc tạo trầm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thị Bích Thủy, cán bộ Chi Cục Kiểm lâm An Giang, thì "việc định hướng phát triển cho loài cây tóc - cây dó bầu trên cả nước đang rất cần những chính sách hỗ trợ và thống nhất quản lý. Theo thống kê của Hội Trầm hương Việt Nam, cả nước hiện có gần chục nghìn ha cây cho trầm trải dài trên 23 tỉnh. Diện tích tăng dần hằng năm, nhưng phong trào chủ yếu tự phát, chưa được định hướng".

Việc phát triển cây dó bầu - cây tóc rất cần những chính sách khuyến khích đầu tư theo kế hoạch dài hạn và nghiên cứu dự báo cung cầu của cả thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay, người dân ở vùng đồi núi An Giang mới được đầu tư khoảng hơn 2% diện tích trồng rừng theo Chương trình Quốc gia (661). Do đó phong trào trồng cây tóc tạo trầm chủ yếu do bà con tự đầu tư là chính, thiếu hỗ trợ lâu dài.

Nên chăng, về mặt quản lý, Nhà nước cần sử dụng những chính sách quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người trồng rừng và các doanh nghiệp thật sự có công nghệ tạo trầm hiệu quả.

Ngoài ra, vấn đề thị trường tiêu thụ cũng chưa được thông tin, nghiên cứu đầy đủ một cách có hệ thống từ trong và ngoài nước. Thiết nghĩ, đó là việc làm cần thiết đối với một loại cây quý có hiệu quả kinh tế cao.

Trần Thế Vinh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang