• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết sản xuất rau an toàn vùng đồng bằng sông Hồng: Bao giờ hết manh mún?

Nguồn tin: Hải Phòng, 7/11/2008
Ngày cập nhật: 8/11/2008

Vùng sản xuất rau an toàn tại xã An Thọ (An Lão) rộng 10 ha Làm thế nào để mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn đang là vấn đề "nóng" được 6 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên đề cập tại Hội nghị phát triển rau an toàn vùng đồng bằng sông Hồng tổ chức tại Hải Phòng ngày 30-10 vừa qua. Thực tế, sau hơn 3 năm liên kết, các địa phương vẫn loay hoay trong việc mở rộng diện tích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

Diện tích nhỏ lẻ

Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp- PTNT) đến nay diện tích quy hoạch sản xuất rau an toàn của cả vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 14816 ha (chiếm 13% tổng diện tích rau), nhưng diện tích được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn chỉ có 6.755ha. So với năm 2006, diện tích rau an toàn khu vực này tăng 4,6%. Điều đáng nói là, diện tích rau an toàn tập trung chủ yếu ở Hà Nội với diện tích 6320 ha, Hải Dương 378 ha và Hải Phòng 57 ha. Các vùng sản xuất rau an toàn phân tán và diện tích còn nhỏ lẻ. Chẳng hạn, Hà Nội có 400 vùng sản xuất sau đủ điều kiện, Bắc Ninh 13 vùng, Hưng Yên 4 vùng và Hải Phòng 3 vùng. Diện tích mỗi vùng khoảng 2-5 ha, khó sản xuất theo quy mô lớn. Các tỉnh, thành phố đều gặp khó khăn để mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn. Ví như Hà Nội, mặc dù khởi động từ năm 1995, đến nay có 112 xã, phường tham gia sản xuất rau an toàn, nhưng tổng diện tích gieo trồng hằng năm chỉ có hơn 6000 ha. Trong đó, mới có gần 43ha được đầu tư một cách hệ thống tương đối đủ: hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tiêu và đầu ra cho rau. Hải Phòng có hơn 13 nghìn ha sản xuất rau nhưng sau 7 năm khởi động chương trình, diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn mới có 57 ha. Tại nhiều vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn, phần lớn người nông dân có tâm lý ngại mở rộng diện tích sản xuất.

Chưa đồng bộ trong sản xuất, lưu thông

Việc sản xuất, chứng nhận và lưu thông rau an toàn tại vùng liên kết đồng bằng sông Hồng chưa đồng bộ, đó là khẳng định chung của đại diện các tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị phát triển rau an toàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Giám đốc Sở Nông Nghiệp-PTNT Hà Nội thừa nhận, trên thực tế, thành phố chỉ cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, còn sản phẩm rau an toàn thì chưa làm được, vì việc này phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp, công ty tư vấn có máy móc phân tích lấy mẫu và phải chịu trách nhiệm giữa người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng mà đơn vị công nhận. Trong Quyết định 04, ngày 19.1.2007, Bộ Nông nghiệp- PTNT quy định "sản phẩm rau an toàn trước khi đưa ra lưu thông, bắt buộc phải có một đơn vị giám sát kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm". Theo các nhà chuyên môn, quy định này không khả thi vì hiện nay, người trồng rau an toàn hầu hết là nông dân tự do, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ai cũng có quyền sản xuất và đưa hàng vào chợ. Trong khi đó, để cấp giấy chứng nhận cho người trồng rau cần phải trải qua quá trình kiểm tra thổ nhưỡng, nguồn nước, các mẫu giám định nhanh nhất cũng phải 3 ngày mới có kết quả, nếu giam hàng để chờ thì rau an toàn sẽ héo úa. Thêm vào đó, nhiều địa phương lúng túng trong việc chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ chứng nhận chất lượng. Đến nay, mới có 34/64 tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện quy hoạch và chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho 30 đơn vị, cá nhân; Hải Phòng, Hải Dương cấp cho 2 đơn vị, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh cấp cho 1 đơn vị, tỉnh Hưng Yên chưa thực hiện công tác này. Rau an toàn hiện nay chủ yếu bán trong các siêu thị, nhà máy, trường học, khách sạn... Có một số ít doanh nghiệp đưa được sản phẩm đến tay người dân. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng mới có 3 thương hiệu rau an toàn được người dân tin dùng. Chính vì sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến ý thức sản xuất của người nông dân cũng chưa được nâng cao. Tình trạng khi vắng có cán bộ kỹ thuật giám sát, người dân không tuân thủ đúng quy trình sản xuất rau an toàn còn khá phổ biến. Công tác quản lý sản xuất rau an toàn chưa thực sự chặt chẽ, trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa cao, chưa chủ động thực hiện và phối hợp với cơ quan chuyên môn về sản xuất rau an toàn. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn còn thiếu, cơ chế chính sách được vận dụng chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích nông dân phát triển sản xuất rau an toàn. Việc chứng nhận chất lượng cho vùng sản xuất và sản phẩm rau an toàn chậm, rau an toàn khó tiêu thụ, do người tiêu dùng thiếu tin tưởng vào chất lượng, khó phân biệt với rau thông thường.

Những khó khăn này đang khiến chương trình liên kết sản xuất rau an toàn tại đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn. Năm 2006, Hà Nội xây dựng đề án về rau an toàn trị giá đầu tư tới hơn 500 tỷ đồng, trong đó, chú ý liên kết với 6 tỉnh, thành phố đầu tư xây dựng 12 vùng sản xuất rau an toàn ngoài Hà Nội; cơ quan chủ trì thực hiện đề án cùng doanh nghiệp trực tiếp bàn việc liên kết sản xuất rau an toàn với nông dân. Nhưng, đề án này vẫn chưa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Thành phố Hải Phòng, Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh cũng đang gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án sản xuất rau an toàn, còn lại tỉnh Hải Dương và Hưng Yên chưa lập dự án…

Hoàng Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang