• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Không ngậm ngải, vẫn được trầm

Nguồn tin: SGGP, 22/10/2004
Ngày cập nhật: 23/10/2004

Huyền thoại về trầm hương và sức hút từ giá trị của nó, cho đến nay, vẫn là mối quan tâm của nhiều người. Tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2004 (do Bộ NN-PTNN kết hợp UBND TPHCM tổ chức từ 23 - 29-9-2004), khi sản phẩm “Dó bầu hương” đoạt Huy chương vàng, mối quan tâm về trầm hương lại một lần nữa gây chú ý.

“Đi” trầm - Huyền thoại và sự thật

Đại ngàn Trường Sơn xưa nay vẫn âm vang nhiều câu chuyện đau lòng của dân “đi” trầm. Việc “trúng” trầm đôi lúc đi kèm với những cái chết thảm khốc nơi rừng thẳm. Dọc theo núi rừng Trường Sơn, ở các huyện Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn, Hiên hay A So, A Lưới (Huế), dân “đi” trầm không quên những đồn đại quanh chuyện 4 thợ sơn tràng trong một chuyến “đi” trầm đã trúng một lúc mấy chục kí lô “dách” (loại trầm hương hảo hạng). Lòng tham nổi lên, hai người được phân công nấu cơm cho cả nhóm đã bỏ lá độc vào thức ăn, hai người kia trong khi ra suối tìm cá cũng bàn nhau giết những người ở nhà để cướp trầm. Những lưỡi dao bén nhọn vung lên, hai số phận gục ngã để rồi hai số phận khác - sau khi chia chác xong lượng trầm cướp được của bạn mình - ăn phải lá độc, cũng nằm lại trong rừng Phước Sơn. Thập niên 80 của thế kỷ trước, Sanh nùng - một “vua” trầm - đã khống chế được khu vực sông Tranh (nằm giữa địa phận Phước Sơn, Trà My) và cướp hầu hết số trầm mà các thợ rừng khác kiếm được. Đến khi chuẩn bị hạ sơn, chính Sanh nùng đã bị một nhóm cướp khác bao vây, cột đá hộc vào cổ nhận chìm xuống lòng sông Tranh. Một hung thần khác ở Tiên Phước là Xê một mắt, sẵn sàng thẳng tay bắn hạ những ai có trầm hương và với sự hỗ trợ của đàn chó săn dữ tợn, chưa ký trầm nào thoát khỏi tay Xê. Xê đã bị pháp luật xử tử hình.

Dân “đi” trầm Quảng Nam có rất nhiều câu chuyện truyền tai như thế. Thường mỗi chuyến đi, họ phải tụ tập trước đó vài ba ngày, kiêng cữ cả bia rượu và đàn bà, đồng thời tự làm công tác tư tưởng cho nhau về lòng nhân, về sự “có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia”… bởi chỉ cần một dao động nhỏ, có thể phải trả giá bằng nhiều mạng sống. Người “đi” trầm có cữ kiêng riêng, quan trọng nhất là chuyện phát âm. Nếu gặp cọp, cấm được kêu tên mà phải gọi bằng ngài; bị vắt cắn thì la: con đĩ hay như đi săn kiếm thức ăn phải gọi là đi chợ; trở về nhà nhất thiết là hạ sơn. Vào sâu trong rừng già, cứ gặp cây dó bầu (có nơi còn gọi là kỳ nam, cây tóc, cây dó trầm…), người “đi” trầm dùng “dủm” (dụng cụ bằng sắt, vẹt và bén nhọn đầu) đục vào thân, nếu thấy mềm và đỏ ruột là gặp trầm, nhưng thường trong cả ngàn cây mới có một cây tạo trầm. Trước khi hạ dó, phải cúng đủ 13 mâm gồm thổ địa thần hoàng; tam cổ hội đồng bằng đồ chay. Riêng các món mặn, người “đi” trầm dành cúng các vong hồn đã bỏ mạng vì trầm hương…

Sau khi cúng xong, cây dó mới được đốn hạ. Kể từ lúc khai thác được trầm hương, phải tuyệt đối im lặng. Câu nói “ngậm ngải tìm trầm” phải chăng phát xuất từ đây? Và khi hạ sơn phải tránh tất cả người lạ lẫn quen. Khi có động, đoàn hạ sơn phải ém mình hay tránh qua đường khác đề phòng bị cướp vì mỗi ký lô “dách” có khi lên đến 20 cây vàng.

Trầm hương tự nhiên có 6 loại, từ “hạng”, “dách” đến “một”, “hai”, “ba”…, giá từ 1 đến 25 lạng vàng mỗi ký (thời điểm 1980). Còn hiện nay, trầm xuất khẩu sang Nhật được tính từ 2.000 đến 10.000 USD/kg. Các loại trầm sô, dăm thân cây trầm đều có thể dùng làm hương (nhang) thơm xuất khẩu, trích ly tinh dầu…

Không còn “ngậm ngải”...

Anh Huy bên vườn dó đã hai năm tuổi.

Kể lại cuộc đời “đi” trầm của mình, anh Nguyễn Hoàng Huy (Tiên Mỹ, Tiên Phước) không khỏi bùi ngùi: “Đoàn tôi có 4 người gồm tôi và Ước, Nguyện, Hiền. Chúng tôi đi khai thác và thu mua trầm cho Công ty Ngoại thương XNK Tiên Phước, lúc nào cũng kè kè khẩu M16 để bảo vệ mạng sống. Không chết trong rừng rứa mà sau này Hiền bị sốt rét chết, còn anh Ước cũng điên loạn vì quá khiếp hãi”. Nhìn Huy, không ai nghĩ anh thuộc hàng “U 40”, có lẽ vì trầm đã làm cho người nông dân này già xọm, khắc khổ. Anh kể rằng, lúc nghỉ việc nhà nước, anh chuyển sang buôn trầm, bị bắt những 6 lần, mất sạch vốn liếng, tài sản. Có lúc quẫn chí Huy đã nảy sinh ý định tự vẫn nhưng rồi trong chuyến đánh rập chim Loan ở bìa rừng Tiên Phước, Huy phát hiện một gốc dó bầu cụt ngọn đang đâm tược. Nhớ nghề, anh dùng khoan tay dùi lỗ vô gốc, chêm ít mảnh bom, cho thêm “chất xúc tác và vi sinh” vào đấy, dùng đất sét trám lại rồi… bỏ quên luôn một, hai năm. Đến khi sực nhớ lại và thăm dò thử, Huy đã khóc nấc lên vì tự nhiên có… trầm, dù chỉ là loại sô - đó là năm 1996. Từ thành công ban đầu, Huy thu gom tất cả hạt dó ít ỏi trong vùng, giâm thành dó giống. Cây dó đạt đường kính 15cm (khoảng 4-5 năm), Huy chọn ra một số cây cấy trầm tiếp tục thí nghiệm, còn lại anh thu hoạch hạt để làm giống.

Năm 2000, sự kiện trầm hương nhân tạo cấy thành công trên thân dó bầu hương đã làm toàn vùng Tiên Phước lên cơn sốt. Từ chỗ sắp tiêu vong, đã có gần 1 triệu cây dó được trồng mới. “Nghe nói một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua công nghệ của anh, sao không bán?”, tôi hỏi Huy. “À, tui đang chờ kết luận nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng để đăng ký sáng chế cho mình. Mấy năm nay, tui đã bán vài trăm ngàn cây dó bầu hương giống cho bà con nông dân các tỉnh rồi, chỉ chờ ngày cấy trầm thôi. Tui muốn bản thân và nông dân quê mình phải giàu lên từ trầm nên chẳng bán công nghệ đâu”.

Và Huy đưa tôi đi xem cơ ngơi của anh. Công ty TNHH Dó Bầu Hương tuy còn khá nhỏ bé nhưng có khả năng cung cấp khoảng 1 triệu cây dó bầu con cho các đơn đặt hàng nườm nượp từ nhiều nơi trong nước. Lật một xấp hợp đồng ra xem thấy có rất nhiều cách hợp tác giữa Huy và người nông dân. Có hợp đồng “mua đứt bán đoạn”, ghi rõ trách nhiệm bên A, B. Có hợp đồng “cưa đôi” 5/5, trả trước phân nửa tiền giống, lại có cả hợp đồng tài trợ 100% cho các hộ nghèo để trồng dó, sau đó cấy trầm và ăn chia… Tôi lắt léo: “Ngộ nhỡ không có trầm thì sao?”. “Đằng nào bà con mình cũng nắm đằng cán, nếu không có trầm, bà con đem bán cây xay bột làm nhang cũng lời gấp chục lần, bởi giá tiền giống chỉ có 20.000 đồng một cây, lại còn trả góp, trả chậm nữa. Tui làm như rứa cũng được phải không, chú hỉ!”. Huy cười.

Dương Minh Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang