• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những cánh đồng thu nhập cao ở Kim Bôi (Hòa Bình)

Nguồn tin: Nhân Dân, 30/10/2008
Ngày cập nhật: 4/11/2008

Bà con nông dân thu hoạch dưa hấu.

Cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ 20, nhiệm kỳ (2006 - 2010) UBND huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã xây dựng và triển khai chín đề án phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Ðề án xây dựng cánh đồng thu nhập cao (CÐTNC) từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên đang được thực hiện có hiệu quả.

Ghi nhận từ cơ sở

Dẫn chúng tôi ra thăm ruộng dưa hấu đang trong kỳ thu hoạch, ông Bùi Văn Thơ ở xóm Cầu, xã Bắc Sơn cho biết: Ruộng dưa hấu rộng 4.000 m2 của gia đình dự kiến thu không dưới 20 triệu đồng! Từ năm 2006 khi xã triển khai Ðề án xây dựng CÐTNC, ông cùng nhiều hộ nông dân trong xã hưởng ứng ngay.

Theo đó, diện tích đất canh tác của gia đình ông cùng hơn 20 hộ khác được dồn gọn về cánh đồng Bãi rộng 10 ha để luân canh theo công thức: Vụ xuân trồng dưa hấu + vụ hè thu cấy lúa lai + vụ đông trồng rau màu (củ cải lấy hạt, cải cúc...). Ngay trong năm đầu thực hiện Ðề án, giá trị thu nhập ở cánh đồng Bãi đạt gần 70 triệu đồng/ha/năm. Ba năm qua các hộ nông dân trong khu vực vẫn thực hiện luân canh theo công thức trên.

Nhờ có kinh nghiệm nên năng suất cây trồng, giá trị thu nhập mỗi năm một tăng. Năm 2008 mới chỉ thu hoạch hai vụ dưa hấu và lúa hè cũng được gần 70 triệu đồng/ha. Theo đó mỗi hộ dân xây dựng CÐTNC có thu nhập từ 30 đến 35 triệu đồng (chưa kể vụ đông).

Ðồng chí Bùi Văn Lương, Phó chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, cho biết, toàn xã có 130 ha ruộng cấy hai vụ lúa. Trước đây, do tập quán canh tác của bà con hạn chế thường sử dụng các giống lúa cũ, năng suất thấp, làm không đủ ăn. Người dân luôn sống trong tình trạng thiếu đói. Xã Bắc Sơn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì vậy, khi huyện có Ðề án xây dựng CÐTNC, Bắc Sơn quyết định thực hiện để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Qua ba năm triển khai Ðề án, nông dân Bắc Sơn đã thu được kết quả đáng khích lệ. Toàn xã xây dựng được ba CÐTNC có tổng diện tích gần 40 ha ( khoảng 30% diện tích cấy lúa của xã) luân canh ba vụ theo các công thức: Vụ xuân trồng dưa hấu + vụ hè thu cấy lúa lai + vụ đông trồng rau màu hoặc: Vụ xuân trồng bí xanh, bí đỏ + vụ hè thu trồng bí đỏ + vụ đông trồng rau đậu đều cho thu nhập từ 62 triệu đồng/ha/năm trở lên. Ðiển hình là cánh đồng Cổng ở xóm Khả cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha trong năm 2007.

Theo đó ba năm qua cuộc sống của nông dân Bắc Sơn từng bước được cải thiện. Ðến nay, trong xã có khoảng 20% số dân có thu nhập từ 50 triệu đồng/hộ/năm trở lên và hơn 40% số hộ dân có mức sống khá. Dự kiến đến hết năm 2008, Bắc Sơn sẽ ra khỏi diện khó khăn đặc biệt. Về sản xuất, trong thời gian tới Bắc Sơn quy hoạch 50 ha để cấy lúa bảo đảm đủ và ổn định lương thực hằng năm cho các hộ dân trong xã. Còn lại hơn 40ha sẽ dồn gọn để xây dựng tiếp bốn CÐTNC, góp phần tăng thu nhập cho nông dân tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.

Ðể nghị quyết vào cuộc sống

Theo đồng chí Nguyễn Quang Hiên, Phó chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, chín đề án phát triển kinh tế- xã hội do UBND huyện xây dựng, chỉ đạo triển khai là bước cụ thể hóa và đưa các nghị quyết của Ðảng, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ 20 (nhiệm kỳ 2006 - 2010) vào cuộc sống. Quan điểm chỉ đạo của huyện là, các xã không nhất thiết phải thực hiện cả chín đề án. Trái lại, từng đơn vị cần chọn những đề án phù hợp với địa phương mình để tổ chức thực hiện tạo bước đột phá.

Tuy nhiên, trên thực tế Ðề án xây dựng CÐTNC được hầu hết các xã trong huyện hưởng ứng. Ðến nay đã có 25 xã xây dựng được 81 CÐTNC với tổng diện tích gần 400 ha và 3.480 hộ nông dân tham gia. Các cánh đồng này đều luân canh ba vụ/ năm bao gồm 53 cánh đồng hai vụ lúa + một vụ màu; 16 cánh đồng một vụ lúa + hai vụ màu; 12 cánh đồng trồng cả ba vụ màu. Trong đó các cánh đồng "một lúa, hai màu" hoặc trồng cả ba vụ màu cho thu nhập cao hơn, từ 70 đến 80 triệu đồng/ha/năm tập trung ở các xã Bắc Sơn, Ðú Sáng, Kim Bình...

Xã Tân Thành trước đây thu nhập từ nông nghiệp chỉ đạt khoảng 25 triệu đồng/ha/năm, nay nhờ thực hiện Ðề án xây dựng CÐTNC và chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống nên sản xuất nông nghiệp phát triển khá, thu nhập tăng lên 40 triệu đồng/ha/năm. Có thể nói việc thực hiện Ðề án xây dựng CÐTNC đã đem lại luồng gió mới cho nông nghiệp, nông thôn Kim Bôi. Nhận thức, tập quán canh tác của nông dân có nhiều thay đổi, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy Ðề án xây dựng CÐTNC ở Kim Bôi thực hiện khá bài bản và đều tay từ huyện đến cơ sở. Chín đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp, chỉ đạo điều hành chín vùng sản xuất trong huyện. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) giúp cơ sở khâu kỹ thuật. Huyện còn hỗ trợ cho các mô hình sản xuất 500 nghìn đồng/ha và tổ chức hơn mười đợt cho cán bộ cơ sở và nông dân các xã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô làm kinh tế giỏi ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La...

Sau khi đi tham quan về đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, làm ra những sản phẩm thị trường cần. Gia đình ông Bạch Công Nhi ở xã Bắc Sơn không chỉ tham gia Ðề án xây dựng CÐTNC mà còn nuôi nhím, nuôi ngan Pháp và lợn rừng lai thương phẩm. Chỉ tính riêng đôi nhím bố mẹ được ông mua với giá 12 triệu đồng từ tháng 4-2007 đến nay đã sinh lời cho gia đình ông hơn 50 triệu đồng từ ba đôi nhím con.

Chính quyền xã giữ vai trò trung gian giúp nông dân mua phân bón "trả chậm" hoặc tín chấp cho bà con vay vốn phát triển sản xuất. Ðồng thời chủ động tìm kiếm thị trường, mời các doanh nghiệp, công ty về địa phương liên kết với nông dân sản xuất nông sản hàng hóa theo phương thức: Doanh nghiệp cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Nông dân sản xuất và bán sản phẩm theo thỏa thuận bảo đảm đúng, đủ số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng.

Tuy nhiên, sản xuất ở miền núi gặp nhiều khó khăn do chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao, lưu thông hàng hóa cách trở. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp ngại liên kết với nông dân. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy một số công ty, doanh nghiệp vào Kim Bôi đều mang tính thử nghiệm, thường là liên kết để sản xuất giống rau màu, hoặc lấy hạt làm nguyên liệu ép dầu. Ðể sự liên kết này ổn định, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí, khuyến khích các doanh nghiệp khi liên kết với nông dân miền núi.

Nông dân miền núi thường thiếu vốn sản xuất, trong khi đó kinh phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa khá cao. Do đó mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/ha cho việc xây dựng CÐTNC như ở Kim Bôi là thấp chỉ mang tính động viên là chính. Vì vậy tỉnh Hòa Bình cần có cơ chế hỗ trợ nông dân hoặc có thể lồng ghép việc xây dựng CÐTNC với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước (Chương trình 135, Chương trình 134, dự án giảm nghèo...) đối với đồng bào miền núi để nâng cao hiệu quả các chương trình và góp phần làm cho những CÐTNC phát triển ổn định và bền vững.

Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, rủi ro cao. Ở huyện Kim Bôi đã có tình trạng một cánh đồng dưa hấu sắp đến kỳ thu hoạch ước chừng vài trăm triệu đồng nhưng gặp trận mưa đá làm nông dân trắng tay.

Vì vậy các tổ chức bảo hiểm cần triển khai hoạt động bảo hiểm cho nông dân. Có thể thí điểm ở những mô hình xây dựng CÐTNC trước khi nhân ra diện rộng. Ðồng thời làm tốt công tác tuyền truyền để nông dân chủ động mua bảo hiểm, hoặc có thể sử dụng kinh phí hỗ trợ của các cấp để mua bảo hiểm cho nông dân.

ÐẶNG NGỌC OANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang