• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Sắn chết hàng loạt, ngành chức năng “tìm giải pháp” suốt 7 tháng chưa ra

Nguồn tin: Nhân Dân, 30/10/2008
Ngày cập nhật: 1/11/2008

Toàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có 3.900 ha cây sắn, tập trung chủ yếu ở vùng Lìa (giống sắn thích hợp với vùng đất được lựa chọn trồng nhiều nhất là KM94), trong đó có gần 1.000 ha bị nhiễm bệnh thối gốc, với tỷ lệ bệnh 50-80%. Sắn chết từ tháng 3-2008 đến nay và hiện đã bùng phát thành dịch.

Nhiều xã ở vùng Lìa như: Thuận, Thanh, Xi, Hướng Lộc thoát nghèo nhờ có cây sắn KM 94, thế nhưng, vụ sắn năm nay, cây sắn bất ngờ nhiều bệnh rồi chết hàng loạt. Người dân đã tìm mua các loại thuốc về phun song vẫn chưa có loại thuốc nào chữa trị đúng bệnh.

Chị Hồ Thị Tương, ở xã Thuận đã dành hơn 1 triệu đồng tiền bán sắn tích luỹ từ vụ mùa trước mua thuốc và phân bón cho những thửa sắn bị nấm nhưng vẫn không khoanh lại được diện tích sắn chết. Đến nay, toàn bộ diện tích cây sắn của nhà chị đều bị nhiễm bệnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Phạm Xuân San cho biết, trước tình hình sắn chết, bà con nông dân vô cùng lo lắng, hoang mang. Từ ngày 3-3-2008, UBND xã đã có báo cáo về tình hình sắn chết gửi cơ quan hữu quan để yêu cầu giúp đỡ nhưng mãi đến cuối tháng 3.2008, Trạm bảo vệ thực vật và Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Hướng Hoá mới có được biên bản kiểm tra với kết luận “các vết bệnh xuất hiện rất mới lạ”, biểu hiện bên ngoài là cây sắn bị khô đọt, trong thân có vết thâm nâu, lá khô, vàng…

Từ đó đến nay, sắn vẫn tiếp tục chết, diện tích ngày càng tăng. Vào trung tuần tháng 8-2008, có khoảng trên 210 ha sắn chết vì nhiễm bệnh; nhưng đến ngày 28-10 đã lên đến gần 1.000 ha bị nhiễm bệnh, trong đó có 300 ha bị nhiễm nặng.

Trước tình hình trên, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã chủ động thu mua tận thu cho đồng bào các dân tộc ít người trồng sắn với giá như sắn không bị dịch bệnh, hỗ trợ tiền vận chuyển, đưa gạo về bán tận hộ thấp hơn giá thị trường 10%...Những việc làm kịp thời của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã góp phần động viên đồng bào bớt bi quan, để họ tiếp tục thu hoạch sắn bị chết, tiêu huỷ thân ngọn bị dịch bệnh, góp phần ngăn chặn dịch.

Theo ông Hồ Xuân Hiếu, Giám đốc nhà máy sắn Hướng Hoá cho biết: “Hiện nay, sắn vẫn đang tiếp tục chết với tốc độ ngày càng tăng, đồng bào trồng sắn hoang mang, lo lắng lắm. Sản lượng sắn thu mua so với cùng kỳ năm trước chỉ còn bằng 1/3 (trong tháng 9 và 10 năm 2008 thu mua 7.100 tấn, còn năm nay chỉ được 2.300 tấn). Về vấn đề can thiệp, phòng chống dịch bệnh thì đến thời điểm này, chúng tôi được biết Chi cục BVTV tỉnh sắp sửa triển khai đề tài khảo nghiệm phòng chống nấm trên giống sắn KM94 tại vùng này”.

Ngày 22-9-2008, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị mới có Thông báo số 75/BVTV-TB nêu rõ: Qua kiểm tra triệu chứng bệnh trên đồng ruộng của Chi cục BVTV và từ kết quả giám định của Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, khẳng định “đã phát hiện thấy các loài dịch hại thông thường trong mẫu cành, lá và đất như sau: Tác nhân gây hại chính là do nấm Rhizoctonia sp gây ra…”.

Thông báo của Chi cục BVTV cũng nêu rõ, cùng với việc nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bị bệnh thì phải tiến hành xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycine, Carbendazim, Hexaconazole và chỉ định dùng các loại thuốc có hoạt chất này để xử lý ngâm hom giống trước khi trồng sẽ có hiệu quả phòng trừ bệnh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được những người trồng sắn ở vùng Lìa cho biết, họ không được chỉ dẫn phải phun thuốc gì để chống dịch bệnh hại sắn cả. Trở lại phòng kỹ thuật của nhà máy sắn Hướng Hoá, cũng nhận được câu trả lời: Chúng tôi cũng rất mong Chi cục BVTV cho biết các hoạt chất có tên trong thông báo đó có ở những loại thuốc nào, cách thức pha chế, phác đồ ra sao để giúp đồng bào triển khai ngăn chặn dịch nhưng cũng không có.

Trong khi đã tìm ra nguyên nhân gây hại cho sắn là loài nấm có tên nêu trên, đồng thời cũng đã chỉ ra được các hoạt chất hoá học để điều trị chúng thì việc rất nên làm ngay là triển khai mua thuốc có hoạt chất đó để phòng chống dịch thì Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị lại không làm.

Họ đã dày công lập một đề cương đề tài khảo nghiệm sau 6 tháng có kết quả mang tên “Phòng chống nấm Rhizoctonia sp. trên giống sắn KM94 tại Hướng Hoá , Quảng Trị, trong đó có nội dung rất đáng lưu ý là tổng chi phí hết 26.310.000 đồng. Số tiền này do Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá chịu-ông Hồ Xuân Hiếu, Giám đốc nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá nói với chúng tôi như thế.

Gần 7 tháng trôi qua, cơ quan chức năng là Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị vẫn loay hoay với việc…không có tiền để triển khai đề tài khảo nghiệm phòng chống nấm trên cây sắn.

Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: "Sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tìm giải pháp cứu cây sắn vùng Lìa".

Liệu việc triển khai cứu cây sắn trên diện rộng lúc này có muộn không khi nấm bệnh xuất hiện trên cây sắn đã hơn 7 tháng trôi qua. Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Trị.

NGUYỄN VĂN HAI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang