• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trấn Yên (Yên Bái): Thành công từ dự án trồng tre măng Bát độ

Nguồn tin: Yên Bái, 29/10/2008
Ngày cập nhật: 30/10/2008

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thônhuyện Trấn Yên kiểm tra sự phát triển của cây tre măng Bát Độ ở xã Kiên Thành. (Ảnh: Quang Tuấn)

Cây tre Bát Độ đến với đồi rừng Trấn Yên (Yên Bái) đã bám rễ chắc chắn trên đồi rừng ở nhiều vùng quê từ Kiên Thành, Quy Mông đến Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh... Mùa vụ đến, mầm măng mập mạp đội đất vươn lên tua tủa, mang lại nguồn lợi to lớn, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

40.000 ha đất đồi rừng là tiềm năng vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Trấn Yên. Vào thời điểm năm 2002 - 2003 khi các cây nguyên liệu giấy như keo, bạch đàn, bồ đề có giá trị chưa cao, thời gian được thu hoạch dài; cây đặc sản quế rớt giá thảm hại... đòi hỏi bức thiết lúc ấy là phải tìm ra được loại cây trồng đáp ứng được yêu cầu: dễ trồng, đầu tư không lớn, nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của nông dân miền núi.

Với những suy nghĩ ấy, nhân một chuyến đi công tác tại Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã phát hiện ra cây tre măng Bát Độ, cho măng với năng suất khá cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ý tưởng đưa cây tre Bát Độ về Trấn Yên trồng thử nghiệm được đưa ra và đã được các cấp chính quyền ở Trấn Yên đồng tình ủng hộ. Cây tre Bát Độ đến với đồi rừng Trấn Yên và đã bám rễ chắc chắn trên đồi rừng ở nhiều vùng quê từ Kiên Thành, Quy Mông đến Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh...

Ông Lý Sinh Thọ ở thôn Khe Rộng, xã Kiên Thành đang cùng gia đình thu hoạch những lứa măng cuối cùng của niên vụ 2008. Với diện tích 1,4 ha, năm nay, gia đình ông đã bán được 10 tấn măng tươi, thu được 13 triệu đồng. Cây tre Bát Độ thực sự giúp gia đình ông có cuộc sống khá hơn và điều đáng mừng là từ nay sản lượng măng của gia đình chỉ có tăng lên vì toàn bộ diện tích đã ổn định trong chu kỳ kinh doanh.

Có cuộc sống khá, con cái có việc làm nhờ cây tre Bát Độ, ông vui vẻ tâm sự: "Người dân trong thôn, trong xã đã yên tâm với cây trồng này rồi. Nhiều nhà còn thu vài ba chục triệu mỗi vụ như gia đình ông Dương Kim Hưng ở Đồng Song, ông Lê Là ở thôn Khe Rộng... Có người còn bảo, thôn Khe Tối giờ đã sáng nhờ măng Bát Độ đấy!". Niềm vui của ông Thọ cũng là niềm vui chung của gần 1000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng cao, vùng xa của huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Thành Công - Phó bí thư Huyện ủy Trấn Yên cho biết: “Huyện chính thức đánh giá chương trình măng Bát Độ đã giành thắng lợi. Đáng mừng hơn đây là một chương trình kinh tế trọng tâm của Đảng bộ huyện khoá XIX, nhiệm kỳ 2005 – 2010 và điều đó có được nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của đối tác (Công ty TNHH Vạn Đạt) và của người dân trong huyện”. Sự nhấn mạnh đó để một lần nữa khẳng định vị thế của cây tre măng Bát Độ, sự khó khăn và cả thành công của một chương trình kinh tế lớn trong một nhiệm kỳ Đảng bộ.

Có lẽ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vốn đã khó, đưa tre măng Bát Độ vào dân lại khó hơn vì thời điểm đó một số đối tượng cây trồng mới của tỉnh, của huyện đã thất bại; chưa kể những vụ thu hoạch đầu tiên chưa có thị trường tiêu thụ.

Đứng trước khó khăn trên, huyện tăng cường cán bộ, nhất là cán bộ kỹ thuật về vận động, hướng dẫn nông dân trồng măng; tỉnh áp dụng chính sách hỗ trợ mỗi ha 5 triệu đồng tiền giống; rồi các tổ chức chính trị đưa cả đoàn viên, hội viên của mình giúp đỡ đồng bào đào hố, bỏ phân, trồng măng.

Hình ảnh những thanh niên trong màu áo xanh tình nguyện lên rừng giúp dân trồng măng đã làm xúc động người Dao Tân Đồng, người Tày Hồng Ca, Kiên Thành, Quy Mông. Để ổn định sản xuất, huyện đã tìm được đối tác làm ăn uy tín và lâu dài là Công ty TNHH Vạn Đạt, ký kết bao tiêu sản phẩm, giúp họ có mặt bằng xây dựng xưởng sơ chế, cũng như áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khác.

Được chính quyền quan tâm, người dân ủng hộ, Doanh nghiệp Vạn Đạt cũng hăng hái đầu tư cho vùng nguyên liệu bằng việc cho dân vay vốn mua giống với số tiền 4.150.000đ/ha và cho vay mua phân bón để chăm sóc. Từ diện tích 102 ha ban đầu trồng thử nghiệm, cây sống, cây chết, quy đông đặc lại chỉ còn 60 ha năm 2003, diện tích tre măng Bát Độ ở Trấn Yên dần nhích lên 200 ha năm 2004, rồi lên trên 300 ha năm 2005.

Bước sang năm 2006 khi nhà máy chế biến măng của Doanh nghiệp Vạn Đạt ổn định sản xuất, măng được Công ty mua toàn bộ với giá cả ổn định thì người dân càng phấn khởi trồng. Nhờ vậy mà diện tích tăng mạnh, năm 2006 trồng mới 274 ha, năm 2007 trồng mới 332,6 ha, năm 2008 này toàn huyện trồng thêm được 78,6 ha. Nửa chặng đường của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện 2005-2010, toàn huyện đã hoàn thành việc trồng mới 1.025 ha tre măng Bát Độ với ba vùng tập trung gồm: Tân Đồng, Đào Thịnh, Việt Thành, Kiên Thành, Quy Mông, Y Can và Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh.

Đến nay, trên 900 ha đã cho thu hoạch, trong đó: năm 2005 đạt gần 500 tấn măng tươi giá trị thu gần 600 triệu đồng; năm 2006 thu hoạch trên 2.000 tấn măng tươi, giá trị trên 2 tỷ đồng; năm 2007 sản lượng đạt gần 6000 tấn, giá trị trên 6 tỷ đồng và đến thời điểm đầu tháng 10/2008, nông dân trong huyện đã thu hoạch 10.000 tấn măng tươi, ước đạt giá trị trên 10 tỷ đồng.

Những ngọn măng tua tủa bật đất vươn lên như chính khát vọng sống, khát vọng làm giầu của người dân, chúng tôi hiểu niềm vui của cán bộ và người dân Trấn Yên đến từ cây tre măng Bát Độ. 1.025 ha, đầu tư hết 12 tỷ đồng, 3 năm thu hoạch đã bán được 18 tỷ đồng. Dân có việc làm, có thu nhập, có đời sống khá, lại thêm môi trường, tài nguyên đất, nước được bảo vệ.

Có lẽ không có cây trồng nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của nông dân miền núi, đầu tư ít, nhanh cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài, sản phẩm dễ bảo quản, lợi ích kinh tế cao như loại cây này và đó cũng chính là cơ sở để huyện Trấn Yên tiếp tục xây dựng kế hoạch trồng thêm 1000 ha tre măng nữa tại các xã, các thôn bản vùng sâu, vùng xa trong huyện.

Lê Phiên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang