• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển cây jatropha - bài toán về nhiên liệu sinh học hay lợi ích kinh tế cho nông dân?

Nguồn tin: Đồng Nai, 24/10/2008
Ngày cập nhật: 28/10/2008

Gần đây, tình hình giá dầu mỏ trên thế giới có sự biến động mạnh nên nhiều nước trên thế giới đã tập trung hơn vào việc sản xuất dầu sinh học (Bio Diesel). Một số nguyên liệu được dùng để sản xuất dầu sinh học như hoa hướng dương, tảo (châu Âu), đậu phộng, bắp (Mỹ), cọ dầu (Malaysia), Ấn Độ và Trung Quốc dùng hạt jatropha (còn gọi là cây cọc rào, cây dầu lai, cây dầu mè, cây D.O). Ở Việt Nam, vấn đề phát triển dầu sinh học cũng bắt đầu được chú ý đến và cây jatropha đang được nhắm làm cây chủ lực để sản xuất dầu sinh học. Trung tâm Công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã có cuộc khảo sát ở một số tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Thọ về điều kiện đất đai và khí hậu để phát triển loại cây này. Thế nhưng phát triển cây jatropha ở Việt Nam không chỉ là bài toán về nhiên liệu sinh học mà còn phải chú trọng đến lợi ích lâu dài cho nông dân. Đây là vấn đề được các nhà khoa học đề cập tại hội thảo về “Định hướng phát triển cây jatropha...” tại TP. Hồ Chí Minh mới đây.

* Jatropha - Cây hoang dại sẽ "lên ngôi"?

Giáo sư, tiến sĩ Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.Hồ Chí Minh cho biết hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đến Việt Nam đặt vấn đề đầu tư vào trồng cây jatropha để lấy nguyên liệu sản xuất dầu sinh học. Sở dĩ các công ty này nhắm tới cây jatropha là do giá thành sản xuất thấp hơn so với các loại nguyên liệu khác như hướng dương, cải dầu, đậu nành, cọ dầu và mỡ động vật đồng thời chất lượng dầu tốt tương đương với dầu mỏ. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hạt jatropha có hàm lượng dầu khá cao trên 30%. Như vậy 1 tấn hạt jatropha khô có thể ép được 300 kg dầu thô. Ngoài vấn đề chất lượng dầu tốt, tinh dầu nhiều thì cây jatropha mọc rất khỏe và thích hợp được với nhiều vùng đất. Tiến sĩ Thái Xuân Du, cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới, người nghiên cứu khá kỹ về loại cây này cho biết, cây jatropha ở Việt Nam mọc hoang dại trong tự nhiên và được phân bổ ở khắp mọi nơi. Cây có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Chúng mọc rất khỏe và ít sâu bệnh. Ở những vùng ít mưa, nắng hạn như tỉnh Ninh Thuận vào mùa khô cây vẫn xanh tốt và không bị các loại gia súc như trâu, bò, dê phá hoại. Cây trồng chỉ sau 1 năm là cho trái và thu hoạch kéo dài từ 20 - 30 năm. Cây có thể trồng tập trung hay trồng phân tán đều được. Đó cũng là những thế mạnh của cây jatropha so với nhiều loại cây trồng khác.

Cây jatropha non ươm trong bịch - Trái jatropha (ảnh nhỏ).

Về công nghệ để ép dầu từ hạt jatropha hiện nay đối với Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Hữu Lượng, cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm công nghệ hóa dầu Trường đại học bách khoa TP.Hồ Chí Minh, khẳng định không phải là khó. Tiến sĩ Lượng cho hay, trung tâm của ông hoàn toàn có thể đáp ứng các thiết bị và công nghệ để sản xuất dầu sinh học từ hạt jatropha. "Chúng tôi đã thành công việc thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất nhiên liệu dầu sinh học từ dầu, mỡ động vật phế thải với công suất 2 tấn/ mẻ", tiến sĩ Lượng nói.

* Cần đề phòng “điệp khúc” trồng - chặt

Ông Lê Duy Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam: “Đây là loại cây trồng khá mới, hiện đang trong thời gian khảo nghiệm để chọn ra những giống tốt có năng suất cao và xác định các vùng đất trồng cho phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Chính vì vậy đến nay chúng tôi cũng chưa có khuyến cáo phát triển cây này để tránh sự phát triển ào ạt theo phong trào sẽ gây thiệt hại cho nông dân giống như tình trạng nhiều loại cây trồng trong thời gian vừa qua".

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam có sự đắn đo về việc phát triển cây jatropha trong thời gian tới: “Chỉ riêng về mặt sản xuất dầu thì cây jatropha rất tốt, thế nhưng hiệu quả kinh tế của nó mang lại cho người nông dân trồng cây này thì cần phải xem xét kỹ. Năng suất hạt của cây jatropha ở Việt Nam còn rất thấp, chỉ từ 5 - 7 tấn/hécta”. Quả thực điều lo lắng của tiến sĩ Nghĩa hoàn toàn có lý, vì tính năng suất trung bình 6 tấn/hécta với giá hiện khoảng 3.000 đồng/kg hạt thì thu nhập của người trồng jatropa đạt 18 triệu đồng/hécta/năm. Trừ chi phí công chăm sóc, thu hoạch, phân bón v.v... khoảng 5 triệu đồng thì nông dân trồng jatropha chỉ còn lại khoảng 13 triệu đồng/năm. Như vậy so với những loại cây trồng khác là khó cạnh tranh, nhất là ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên có nhiều vùng đất tốt thích hợp với cây công nghiệp và cây ăn trái. Chia sẻ về vấn đề này ông Ngô Đức Hiệp, cán bộ của Hội Khoa học nông nghiệp cho hay, đơn vị của ông đang khảo nghiệm nhiều loại giống jatropha khác nhau để chọn ra giống tốt. Vấn đề giống cho năng suất cao hiện nay vẫn đang là bài toán nan giải. Giống jatropha của Ấn Độ được đánh giá là có năng suất cao hơn 10tấn/hécta nhưng chính phủ Ấn Độ đang cấm xuất khẩu nên cũng rất khó cho việc nhập khẩu để phát triển ở Việt Nam. Nếu giống jatropha có thể đạt tới trên 10 tấn/hécta thì người nông dân cũng sẽ để mắt tới. Các nhà khoa học cũng cho rằng muốn phát triển cây này được một cách ổn định và bền vững thì Nhà nước phải có lộ trình cụ thể về quy hoạch vùng sản xuất, đồng thời các doanh nghiệp phải thực sự gắn kết, có hợp đồng bao tiêu hạt với người nông dân. Nếu không sẽ khó tránh khỏi điệp khúc trồng rồi chặt như nhiều loại cây hiện nay và lúc đó có khi nông dân có thể bị nghèo vì jatropha. Và như vậy, ngành công nghiệp chế biến dầu sinh học ở Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang