• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vụ đông xuân ở ĐBSCL: Trồng lúa may - rủi

Nguồn tin: LĐ, 25/10/2008
Ngày cập nhật: 28/10/2008

Dù không bán được, nhưng gia đình ông Trần Văn Năm - ấp An Thọ xã An Phước (Tân Hồng, Đồng Tháp) vẫn tốn bạc triệu để phơi lúa chạy mộng do thời tiết tấn công.

Chưa hết phấn khởi vì cả 3 vụ lúa liên tiếp trúng mùa, nông dân ĐBSCL đã phải đối mặt với thảm trạng "lúa rớt giá mà vẫn không có người mua".

Để có vốn đầu tư cho cây lúa trong vụ đông xuân tới, nhiều nông dân phải chạy vạy khắp nơi vay "nóng" - một thái độ thể hiện quyết tâm nhưng sự thành - bại lại hoàn toàn lệ thuộc vào may rủi.

Nhà đầy lúa, lòng đầy lo

Đó là nghịch lý mà hàng ngàn nông hộ ĐBSCL đang gánh chịu. Trung tuần tháng 10, về Đồng Tháp - nơi đang tồn đọng khoảng 300.000 tấn lúa, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh nông dân rớt nước mắt vì lúa ế. Dọc hai bên đường từ huyện Thanh Bình vào vùng ruột Đồng Tháp Mười, qua các huyện Tam Nông, Tân Hồng, những đống lúa to tràn ra mặt lộ, bên trên đậy những tấm bạt đã bạc màu vì lâu ngày phơi mình dưới nắng mưa.

Anh Đoàn Hồng Vệ, ấp K8, xã Phú Đức (Tam Nông), bức xúc: "Kêu giá 3.700 đồng/kg mà không thấy có người hỏi mua, tôi tự hạ xuống 3.500 rồi 3.000, tức dưới giá thành sản xuất thì nhận tin sét đánh: Thương lái từ chối mua lúa cũ vì sợ gạo bị rò hơi".

Do đa số nông dân có thói quen bán lúa ngay sau khi thu hoạch nên ít người quan tâm đầu tư kho chứa, giờ chịu cảnh sản phẩm làm ra ít nhiều bị hư hỏng trước sự tấn công của thời tiết thất thường. Mồ hôi đầm đìa như tắm vì đang phơi chạy mộng 70 tấn lúa vụ hè thu, ông Trần Văn Năm, ấp An Thọ, xã An Phước (Tân Hồng) thở dài: "Tiền bạc, vốn liếng trong nhà đổ hết vào đây. Bán không được mà còn phải tốn bạc triệu thuê người phụ tiếp phơi lúa chạy mộng". Tình trạng này cũng phổ biến ở vựa lúa An Giang.

May - rủi như... đánh bạc

Bất chấp mọi khó khăn trong bối cảnh "chợ chiều", khi nước lũ trên vùng hạ lưu sông Cửu Long vừa bước vào giai đoạn rút ra biển, nông dân đã bắt tay chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân. Họ chưa thể vay vốn ngân hàng (vì chưa trả nợ cũ), cũng không thể mua thiếu vật tư nông nghiệp (vì không ai chịu bán), nhiều người phải chấp nhận "vay nóng".

Tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), hàng trăm hécta lúa đông xuân sớm đang đến cữ phân-thuốc nên sự thúc bách về vốn càng thêm nóng bỏng. Lão nông Dương Văn Tổng (xã Mỹ Hoà) cho biết: "Năm nay, nông dân tụi tui bị 3 xôi nhồi 1 chõ. Vay vốn bên ngoài lãi cao gấp 3-4 lần ngân hàng, nhưng vẫn phải vay".

Mong ước lớn nhất của vị lão nông này chỉ đơn giản là lúa cũ đổi được lúa mới, nhưng xem ra không đơn giản chút nào. Bởi trên thực tế, chi phí cho hạt lúa mùa tới không chỉ có lãi suất phân- thuốc, mà còn phải gánh thêm lãi suất từ các dịch vụ. Chỉ tính riêng ở xã Mỹ Hoà, đến nay cả hai HTX nông nghiệp Mỹ Hoà 1, Mỹ Hoà 2 đều chưa thu được chi phí bơm tưới (do nông dân chưa bán được lúa) nên đành phải chạy vay nóng bên ngoài với lãi suất đến 4%/tháng.

Ông Hà Thanh Long - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Mỹ Hoà 1 - cho biết: "Tổng số tiền bơm nước mùa rồi là 190 triệu, nhưng chỉ mới thu 12 triệu, đủ chi phí khiêng máy, sửa chữa, ăn uống nhỏ thôi. Vì vậy để không bị từ chối cung cấp điện, chúng tôi buộc lòng phải vay nóng bên ngoài".

Chấp nhận vay tiền với lãi suất cao để tiếp tục trồng lúa trong bối cảnh giá cả, thị trường tiêu thụ đang là con số âm đầy trắc ẩn, phải chăng quyết tâm của nông dân ĐBSCL trong nỗ lực duy trì danh hiệu "á hậu thế giới" về xuất khẩu gạo cho VN là sự liều lĩnh bởi thành - bại hoàn toàn lệ thuộc vào may - rủi?

GS-TS Võ Tòng Xuân: Năm 2008, thế giới không thừa gạo hàng hoá

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng sản lượng gạo hàng hoá năm 2008 vẫn nằm trong mức của nhiều năm qua. Vì vậy, chuyện khó khăn đầu ra của hạt gạo trong thời gian qua không hoàn toàn do thừa gạo như một số thông tin đã đăng. Theo chỗ tôi biết, hiện rất nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Phi đang rất đói gạo. Đây sẽ là những nơi "làm ăn lớn" cho hạt gạo VN. Vấn đề là chúng ta phải biết tìm cách bán trong bối cảnh có nhiều quốc gia trồng lúa cùng bước vào thời điểm thu hoạch rộ như hiện nay.

Tốt nhất là chủ động khai mở thị trường, tăng cường tiếp thị ở những thị trường có nhu cầu gạo bình dân thay cho thói quen ngồi tại chỗ chờ khách hàng đến tìm như lâu nay. Tôi nghĩ, mô hình mua - bán chủ động của Thái Lan sẽ rất có ích cho đầu ra của hạt gạo Việt Nam chúng ta. Ngoài việc xây dựng thương hiệu..., Thái Lan còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo ngay tại Pháp. Nhờ có cơ sở này mà họ có thể chủ động đáp ứng mọi nhu cầu từ thượng vàng đến hạ cám của khách hàng.

Lục Tùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang