• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân nản lòng với cây điều

Nguồn tin: Phú Yên, 20/10/2008
Ngày cập nhật: 21/10/2008

Trồng điều nhưng điều ra hoa, không đậu trái đã làm người dân chán nản. Hiện nay ở các địa phương chỉ tồn tại vườn điều của các công ty, tổ chức trồng tập trung, còn điều của nông dân thì đang bị chặt bỏ dần.

Điều ở nhiều nơi được người dân đầu tư, chăm sóc, nhưng ít ra quả khiến họ nản lòng - Ảnh: K.LIÊN

Hai năm qua, cây điều của nông dân trồng ở xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa) đang bị chặt bỏ dần. Nguyên nhân là do cây điều ra hoa nhưng không đậu quả. Phó Chủ tịch UBND xã Krông Pa Ma Téo nói: “Gần đây, người dân chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng sắn, vì trồng điều không đem lại hiệu quả kinh tế”. Không chỉ ở xã Krông Pa, mô hình trồng điều tại các xã Sơn Long, Sơn Định được UBND huyện Sơn Hòa chọn đầu tư để phát triển kinh tế vườn cho nông dân những năm trước, nay cũng rơi vào tình trạng “teo tóp” dần về diện tích. Ông Lê Tấn Tài, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sơn Hòa cho biết: “Mấy năm nay, cây điều ở Sơn Hòa ra bông nhiều nhưng cho rất ít trái, vì thế phong trào trồng điều đang xuống dốc”.

Sông Cầu là huyện được chú trọng thành lập các vùng dự án trồng điều. Theo chương trình hành động của Huyện ủy Sông Cầu, từ năm 2006 -2010, địa phương này trồng mới 2.200 ha điều. Thế nhưng đến nay, trải qua nửa chặng đường, toàn huyện chỉ trồng được 400 ha. Nguyên nhân là vì nông dân không mặn mà với cây điều nên hằng năm không đăng ký trồng mới. Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Sông Cầu, với tốc độ như hiện nay thì đến năm 2010, phấn đấu lắm huyện này cũng chỉ trồng khoảng 500-600 ha điều.

So với giống cây điều hiện có ở địa phương thì cây điều ghép của dự án phân bổ về huyện Sông Cầu rút ngắn thời gian sinh trưởng. Theo quy trình kỹ thuật, sau khi trồng được hai năm, điều sẽ ra trái. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế, cây điều được trồng ở các vùng Hảo Danh, Hảo Nghĩa (xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu) đã ba năm mà vẫn chưa ra trái. Giải thích về điều này, ông Nguyễn Văn Xướng, cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp của Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Sông Cầu nói: “Do cây điều trồng trên các vùng đồi núi cao, không có điều kiện chăm sóc như tưới nước, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật nên chậm ra hoa kết trái. Chúng tôi đã đi kiểm tra thực tế các vùng trồng điều, đa số cây điều trồng ở các khu vực núi cao không có đường vận chuyển nên khó đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật”.

Ông Trần Văn Huệ ở thôn Hảo Danh, cho biết: “Ở đây khan hiếm nước, mùa khô người dân phải đi gánh về dùng thì lấy nước đâu tưới cây”. Chính vì yêu cầu về mặt kỹ thuật vượt quá khả năng của người trồng điều nên thời gian gần đây ít có hộ nông dân hưởng ứng trồng cây điều.

Cũng theo chương trình hành động của Huyện ủy Sông Cầu, từ năm 2006-2010, huyện Sông Cầu cải tạo 500 ha điều bị lão hóa, thay thế giống điều hiện có ở địa phương năng suất thấp bằng cây điều ghép. Thế nhưng nhiều hộ nông dân sau khi đốn hạ vườn điều cũ thì chuyển sang trồng các loại cây khác mà theo nhiều người là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Ông Phạm Ngọc Xuân ở xã Xuân Thọ 2 đã đốn bỏ 2 ha điều để chuyển sang trồng cây bạch đàn, keo lá tràm.

Cây điều ở huyện Đồng Xuân cũng không được chú trọng. Gần đây, trong các báo cáo tổng kết của ngành nông nghiệp cũng như các xã, thị trấn của huyện này ít đề cập đến việc phát triển cây điều. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Đồng Xuân, năm 2004 toàn huyện trồng 320,13 ha điều ghép, năm 2005 giảm xuống còn 287,6 ha. Còn từ năm 2006 đến nay rất ít hộ nông dân đăng ký trồng cây điều ghép. Ông Trương Hoài Bắc ở xã Xuân Sơn Bắc nói: “Trồng điều sau 3 năm vẫn chưa ra trái, chiếm đất, vừa qua tôi chặt bỏ”.

Hiện nay ở các huyện Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa, các vườn điều của nông dân đang mất dần, chỉ còn vườn điều của các công ty, tổ chức trồng theo quy mô dự án.

MẠNH HOÀI NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang