• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người trồng mì đang đứng trước nguy cơ trắng tay

Nguồn tin: Đồng Nai 17/10/2008
Ngày cập nhật: 20/10/2008

Đồng Nai có khoảng 20 ngàn hécta trồng mì, trong đó có hàng ngàn hécta mì vụ đông xuân 2007-2008 đang cho thu hoạch. Thế nhưng vụ mì này xem ra khá "ảm đạm" đối với nông dân vì may mắn lắm cũng chỉ bán được 500 đồng/kg. Có nơi mì được nhổ lên chất đống mà không có người mua khiến người trồng mì thua lỗ nặng...

Nông dân đang "khóc" vì mì không bán được.

* Nông dân khóc vì mì

Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, giá củ mì trên thị trường liên tục tăng cao, có thời điểm giá lên đến 1.400 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng mì còn lời từ 15 - 18 triệu đồng/hécta. Do vậy nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã tăng diện tích trồng mì vì đây là cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh. Nhưng bắt đầu từ cuối tháng 9-2008 giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm mạnh kéo theo giá các nông sản cũng giảm theo, trong đó mì giảm khoảng 30%. Giá mì thế giới giảm cũng tác động đến giá củ mì tươi trong nước liên tục giảm theo. Thời điểm này đang vào mùa mưa, nhiều nơi thu hoạch mì không thể phơi khô và lượng tiêu thụ cũng hạn chế đã đẩy giá mì xuống còn 500 đồng/kg, thậm chí ở nhiều vùng nông dân không bán được mì. Anh Trần Văn Dũng ở xã Xuân Thành (huyện Xuân Lộc) cho hay: "Gia đình tôi trồng 5 hécta mì, trong đó có 1 hécta mì trồng vụ đông xuân nay đã quá thời gian thu hoạch 1 tháng mà vẫn bỏ phơi đồng vì không tìm được nơi tiêu thụ. Nhiều ngày nay tôi đã chạy đôn, chạy đáo tìm thương lái đến mua và chấp nhận bán với giá 500 đồng/kg, rẻ hơn gần 1.000 đồng so với thời điểm đầu năm 2008 nhưng vẫn không ai chịu mua. Hiện củ mì đã chuyển sang giai đoạn thối rữa, chắc tôi phải chịu mất trắng trên 11 triệu đồng tiền đầu tư công và phân bón. Tôi đang lo còn 4 hécta mì cũng sắp đến thời kỳ thu hoạch nếu không tìm được đầu ra chắc cả nhà điêu đứng". Ông Hồ Sáu ở xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) cho biết: "Tôi trồng khoảng 80 hécta mì, trong đó đa số đất được đi thuê để trồng, hiện đã bắt đầu đến vụ thu hoạch nhưng với giá mì 500 đồng/kg như hiện nay thì tôi phải chịu lỗ từ 5 - 7 triệu đồng/hécta. Tính ra vụ mì này tôi sẽ lỗ trên 400 triệu đồng".

Thực tế đa số nông dân nghèo mới trồng mì, có những hộ thấy giá mì dịp đầu năm 2008 tăng cao đã đi vay tiền thuê đất để đầu tư trồng mì với hy vọng giá mì cao như vậy ít nhất họ sẽ có lời khoảng 10 triệu đồng/hécta. Đến lúc này thì hy vọng của nông dân trồng mì đã bị dập tắt. Mì rớt giá thảm hại và không tìm được đầu ra. Nhiều hộ trồng mì không chỉ lỗ nặng mà còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

* Làm gì để giảm thiệt hại?

Với năng suất bình quân từ 18 - 24 tấn/hécta thì tổng sản lượng mì năm nay của Đồng Nai là trên 400 ngàn tấn, trong đó diện tích mì đang cần thu hoạch khoảng 10.000 hécta thì sản lượng cũng lên đến trên dưới 200 ngàn tấn. Nếu không tìm được đầu ra cho củ mì thì sẽ có hàng ngàn hộ nông dân ở Đồng Nai rơi vào cảnh trắng tay và thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Anh Đặng Quốc Lĩnh, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ năng suất cao về cây mì ở xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc cho biết: "CLB có 34 thành viên với diện tích trồng mì 150 hécta. Hiện đang có khoảng 20 hécta mì đã quá thời gian thu hoạch và đang trong tình trạng bị hư. Dù ban chủ nhiệm rất tích cực tìm kiếm thị trường nhưng đều vô vọng vì hiện nay các cơ sở chế biến mì chỉ hoạt động cầm chừng. Họ cũng đang thua lỗ do giá bột mì đang từ 34 ngàn đồng/kg hiện giảm xuống còn 23 - 24 ngàn đồng/kg".

Ông Phan Văn Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Cửu cho hay, huyện có trên 3.000 hécta mì. Vào thời điểm này có khoảng 400 hécta mì cho thu hoạch nhưng nông dân cũng đang lo lắng vì không tìm được đầu ra. Vừa rồi Hội Nông dân huyện phải đứng ra đi liên hệ khắp nơi tìm đầu ra cho nông dân và công ty Bidoboods ở Bình Dương nhận bao tiêu sản phẩm với giá 500 đồng/kg. Theo giá này nông dân phải chịu lỗ ít nhất 4 triệu đồng/hécta, nhưng dù sao bán được vẫn còn may vì còn vớt vát được chút vốn.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Hiện nay đang là mùa mưa và theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Đồng Nai thời gian tới sẽ tiếp tục có mưa nhiều việc cắt lát phơi khô mì rất khó khăn, bà con nông dân không nên thu hoạch mì ngay mà hãy đào mương thoát nước cho các ruộng mì. Nếu không bị úng nước mì có thể để thêm 2-3 tháng mà không sợ bị thối rữa trong khi năng suất chất lượng đều tăng hơn. Qua mùa mưa bà con tiến hành thu hoạch và đem ra sơ chế sẽ không phải lo đầu ra.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, nói: "Nhiều nông dân trồng mì cho rằng do sản xuất của công ty Vedan bị đình đốn nên mì giảm giá mạnh và không bán được là không đúng (Vedan tiêu thụ chỉ khoảng 10% sản lượng mì trong tỉnh). Bởi hiện nay rất nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi đóng trên địa bàn tỉnh đang cần thu mua mì khô để chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Tổng lượng mì hiện nay của Đồng Nai nếu bán hết cho các nhà máy chế biến TĂCN cũng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu. Sở có liên hệ với các công ty sản xuất TĂCN lớn như Thanh Bình, Cargill và CP, họ sẵn sàng mua tất cả số mì đã gọt vỏ cắt lát phơi khô của nông dân. Vì thế nếu không bán được mì tươi nông dân có thể cắt lát phơi khô rồi bán lại cho các công ty sản xuất TĂCN. Việc giảm giá là do Việt Nam đã gia nhập WTO nên các mặt hàng nông sản trong nước đều phụ thuộc vào thị trường thế giới mà hiện nay giá mì trên thế giới đang giảm mạnh thì giá mì trong nước giảm là chuyện đương nhiên".

Hương Giang-Thanh Cường

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang