• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng nghề Cao Nhân (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng): Cau ế, chờ... vỡ nợ!

Nguồn tin: Hải Phòng, 15/10/2008
Ngày cập nhật: 16/10/2008

Mùa cau, nhưng hàng chục lò sấy nằm dọc con đường vào thôn Nhân Lý phủ bạt để đấy. Nhắc đến làm cau khô người dân không còn hồ hởi như những năm trước mà thay vào đó là những cái lắc đầu ngao ngán.

Tiền tỷ “chất” đầy nhà

Đây là thực trạng chung của nhiều gia đình ở làng cau Cao Nhân (Thủy Nguyên) hiện nay. Ông Bùi Ngọc Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Nhân thở dài nói: “Bây giờ chẳng còn mấy gia đình tha thiết với nghề làm cau, chưa bao giờ đời sống của bà con lại khốn khó như hiện nay. Của nả chất đống cả đấy mà không bán được, ăn cũng không ăn được trong khi đó hằng tháng phải chạy vạy trả tiền vay lãi. Nếu cách đây mấy năm, làng cau này luôn nhộn nhịp người và xe qua lại chở cau về làng, vận chuyển sản phẩm đi nơi khác và các lò sấy lúc nào cũng tỏa khói, thì bây giờ làng xóm ảm đạm, chẳng còn gì ngoài mùi cau mốc”!.

Một số thanh niên chua chát nói: “Hàng trăm tấn cau khô còn tồn đọng từ năm trước nằm phủ bụi ở các kho, lò sấy. Nhà ít nhất vài chục tấn, nhà nhiều tới hàng trăm tấn. Một số gia đình phải thuê bãi để cau khô. Có người bỏ mặc cau khô nằm lăn lóc, muốn ra sao thì ra…Tính sơ sơ lượng cau tồn khoảng trên dưới một nghìn tấn. Đó là chưa kể số hàng còn nằm trên biên giới. Doanh nghiệp càng lớn, số hàng tồn càng nhiều. Những doanh nghiệp lớn như Thành An, Phong Thị tồn kho hơn 100 tấn. Bà Thành buôn bán ở chợ Si nhẩm tính với giá cau lúc thấp cũng khoảng 60-70 nghìn đồng /kg, số hàng tồn có giá trị tiền tỉ…Anh Tuấn (xóm 6, Nhân Lý) ngán ngẩm khi được hỏi về số cau tồn. “Ban ngày đi làm không sao, nhưng về đến nhà nhìn đống cau, của một đống tiền chềnh ềnh giữa nhà mà thấy xót xa, ăn không ăn được...Nếu cứ kéo dài mãi tình trạng ế ẩm này chỉ còn nước lấy cau khô thay than làm củi đun nấu”. Anh cho biết đang có việc làm ở xã Mỹ Đồng, vợ làm giáo viên, thu nhập của cả hai cộng lại không đến nỗi nào, nhẽ ra cũng có thể có cuộc sống tương đố đầy đủ so với mọi người. Nhưng khốn nỗi còn phải lo tiền trả lãi ngân hàng. Nhiều lúc chán nản không muốn làm gì, thôi thì mặc kệ đến đâu thì đến. “Sắp vỡ nợ đến nơi rồi” là câu nói cửa miệng của nhiều người dân làng cau Cao Nhân. Cuộc sống của người dân trong làng khó khăn hơn bao giờ hết bởi ruộng cấy lúa không còn, hoa màu không có, mà vẫn phải đi làm thuê để lấy tiền trả nợ. Thanh niên trong làng người đi làm bên làng nghề Mỹ Đồng, người thì đi làm “giày da”, ban ngày ở nhà toàn người già … ngồi nhìn cau. Không chỉ những hộ làm cau khô mà các gia đình chuyên trồng cau cũng điêu đứng, vì các hộ sản xuất lớn thu gom cau chưa trả tiền.

Thấy lợi, mạnh ai nấy làm

Cũng theo ông Phó Chủ tịch UBND xã Cao Nhân, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự phát triển tự phát của làng nghề. Nhiều người trước đây làm công cho các lò sấy, khi có đủ vốn, mở lò sấy riêng. Mạnh ai nấy làm. Hộ nào quen biết rộng thì bán được nhiều hàng. Bác Thêu (xóm 6 thôn Nhân Lý) bộc bạch: Thấy người ta làm cau có lãi cũng làm theo, ai ngờ nó (thương nhân Trung Quốc) lại ngừng nhập. Cả xã có 100 hộ sản xuất kinh doanh thì có tới 40 hộ mới ra làm ăn theo kiểu bắt chước, chụp giật, đâu có bài bản gì. Hàng không xuất được thì thiệt hại nặng nề nhất cũng là những hộ này. Không còn vốn để sản xuất vụ mới, “nợ” chất đống trong nhà. Các hộ theo nghề này lâu năm còn vụ nọ gánh vụ kia, vì vậy họ vẫn lo được vốn để làm. Hàng tồn đọng một phần cũng do bà con tích lại chờ giá cao hơn để bán. Nhưng càng chờ càng rớt giá. Lúc đem ra bán thì đầu mối tiêu thụ bên Trung Quốc không mua hoặc ép giá thấp. Đắng nhất là các thương nhân Trung Quốc ăn dơ với nhau, nếu không bán được cho người này thì cũng đừng hòng bán được hàng cho người khác. Hoặc là bán với giá thấp hoặc mang hàng quay về. Ông Biên cho biết: Không có cơ sở pháp lý nào bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền lợi cho bà con. Bởi hợp đồng mua bán chỉ là hợp đồng miệng theo kiểu thuận mua, vừa bán. Các hộ kinh doanh chỉ còn biết trông chờ vào thị trường Trung Quốc.

Mong được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch

Hiện tại hơn 1000 tấn cau khô tồn đọng ở làng Cao Nhân vẫn chưa có thị trường tiêu thụ. Bà Thành cho biết, thị trường bên Trung Quốc không tiêu thụ hàng cũ. Một số hộ cũng đã thử trộn hai đợt cau mới và cau cũ (cau tồn lại từ năm trước) nhưng đến biên giới giao hàng bị loại ngay. Bỏ qua những thiệt hại về vụ cau trước, một số hộ kinh doanh lớn tìm cách mở rộng thị trường vào miền Nam và miền Trung. Theo một số chủ kinh doanh thị trường trong nước tuy lãi suất thấp nhưng cũng làm ăn được. Vấn đề là nhiều hộ kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn. Ngân hàng ngừng cho vay và rút về nửa vốn, nếu bị rút hết vốn, cầm chắc bà con không còn biết xoay xở ra sao. Phó Chủ tịch UBND xã Cao Nhân bày tỏ: “Chính quyền xã và những người làm cau mong các cơ quan, ban, ngành chức năng của huyện, thành phố quan tâm, giúp bà con qua cơn bĩ cực này bằng việc hỗ trợ khai thác thị trường mới, không để quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; kéo dài thời hạn các khoản vay. Về lâu dài, hướng dẫn, tư vấn bà con về định hướng phát triển làng nghề bền vững, thành lập HTX quy mô phù hợp; thiết lập mối quan hệ làm ăn trên cơ sở pháp lý, đưa cau khô vào mặt hàng quản lý của Nhà nước để được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch”.

Minh Châm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang