• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Để máy cấy lúa có thể xuống ruộng

Nguồn tin: Đồng Nai, 10/10/2008
Ngày cập nhật: 13/10/2008

Vừa qua, Công ty TNHH MTV máy nông nghiệp miền Nam (VIKYNO) đã phối hợp với Công ty máy nông nghiệp Mitsubishi (MAM) của Nhật Bản giới thiệu máy cấy lúa cho thị trường Việt Nam. Đây là những loại máy đang được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng máy cấy còn khá mới mẻ.

* Cấy lúa bằng máy - quá tiên lợi

Ông Takashi Shiraga, Giám đốc Công ty MAM giới thiệu: "Việc cấy lúa bằng máy hơn hẳn so với theo kiểu cũ. Lúa có năng suất hơn, giảm công lao động, giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhất là đồng bộ được tất cả các khâu cơ giới hóa trong sản xuất từ làm đất đến thu hoạch". Ông Takashi Shiraga cũng đưa ra những khác biệt của cấy bằng máy và gieo hạt trực tiếp có thể nhận thấy, đó là sự đồng đều của lúa. Những ruộng lúa cấy bằng máy luôn đồng đều hơn so với gieo hạt trực tiếp, do lúa cấy cây mạ đã được ươm trước tới 18 ngày nên ổn định số cây.

Máy cấy do Công ty máy nông nghiệp Mitsubishi Nhật Bản sản xuất được giới thiệu tại Công ty VIKYNO.

Trong khi đó, lúa gieo trực tiếp tại ruộng có khi bị nước ngập không rút kịp khi nảy mầm sẽ bị thối mầm, ngoài ra còn bị thất thoát do chim ăn. Việc kiểm soát cỏ dại đối với lúa cấy sẽ tốt hơn so với lúa gieo. Ngoài ra, lúa cấy còn ngăn ngừa được việc bị đổ ngã. Với cây lúa gieo hạt trực tiếp thì rễ lúa bám ngay trên bề mặt đất ruộng, trong khi đó gốc lúa cấy được vùi sâu xuống khỏi mặt đất ruộng tới 3cm. Vấn đề quang hợp của lúa cấy cũng tốt hơn so với lúa gieo do mật độ cây thưa. Không chỉ vậy, cấy lúa bằng máy có được hàng lối thẳng, người nông dân sẽ dễ dàng hơn trong việc thăm đồng và các khâu chăm sóc khác bằng máy như làm cỏ, xịt thuốc v.v...

Ở một số địa phương, nông dân đã sử dụng biện pháp cấy tay thay cho gieo hạt trực tiếp. Tuy nhiên, biện pháp này lại tốn khá nhiều công. Để cấy xong 1 hécta lúa phải tốn gần 20 công lao động, trong khi đó sử dụng máy cấy loại đẩy tay (người điều khiển đi bộ theo máy) 4 hàng chỉ mất 1 người điều khiển trong 6 giờ là xong. Còn sử dụng loại máy tự hành (người điều khiển ngồi trên máy) chỉ mất 1,5 giờ đồng hồ là hoàn tất. "Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, tôi nghĩ trong tương lai gần, người dân cũng cần phải làm quen với việc sản xuất cơ giới để giảm bớt được công lao động và nâng chất lượng, sản lượng gạo lên hơn nữa"- ông Takashi Shiraga nói.

* Những trở ngại khi máy cấy xuống ruộng

Tính hữu dụng của những chiếc máy cấy mà Công ty VIKYNO và MAM giới thiệu thấy khá rõ. Nhưng đằng sau những tiện ích đó còn nhiều vấn đề mà nhà sản xuất muốn cho máy xuống ruộng được ở Việt Nam cần phải cân nhắc. Trước hết, giá của những chiếc máy này sẽ là những rào cản lớn đối với nhà sản xuất. Và nếu nhập nguyên những chiếc máy cấy này từ Nhật sang thì mỗi chiếc có giá lên đến trên 200 triệu đồng là khá cao đối với người dân sản xuất lúa trong nước. Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc Công ty VIKYNO cũng thừa nhận, nếu nhập nguyên máy từ Nhật qua thì giá thành quá cao. "Loại máy này hiện đang trong giai đoạn giới thiệu và chạy thử nghiệm ở Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với Công ty MAM bàn lại việc có thể sản xuất tại Việt Nam để giảm giá của sản phẩm xuống cho phù hợp mức đầu tư của nông dân trong nước" - ông Vũ nói. Thay đổi tập quán canh tác cũng là một vấn đề không mấy dễ dàng. Nếu cấy bằng máy thì chủ ruộng phải ươm mạ trước trong khay, phải có nơi bảo quản và chăm sóc mạ. "Khi chưa quen, nhiều người nghĩ công đoạn này rất mất công. Nhưng thực tế đây là công đoạn giúp ta xử lý, chăm sóc cây giống được tốt. Khi thực hiện mọi người sẽ quen dần" - ông Takashi Shiraga cho biết.

Trong sản xuất lúa, việc cơ giới hóa đến nay cũng mới ứng dụng được ở hai khâu là làm đất và thu hoạch. Riêng khâu cấy tốn khá nhiều công lao động nhưng ngành cơ khí nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được. Hy vọng với sự hợp tác của 2 công ty máy nông nghiệp VIKYNO và MAM, người trồng lúa trong nước sẽ có những chiếc máy cấy hoạt động tốt, đáp ứng được nhu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang