• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình trồng cây cam sành Tam Bình: Mang lại niềm tin cho nhà vườn

Nguồn tin: Vĩnh Long, 30/09/2008
Ngày cập nhật: 6/10/2008

Từ lâu, hễ nhắc đến cam sành (CS) thì người ta thường nghĩ ngay “CS Tam Bình” bởi ngoài phẩm chất đặc biệt, đây còn là nơi cung cấp chủ yếu cho thị trường. Nhưng vài năm nay, CS mang đến cho nhà vườn quá nhiều thăng trầm, khiến niềm tin ngày một tan biến.Nhưng bây giờ, niềm tin đó đã bắt đầu chớm nở và ngày một tăng, nhờ những mô hình đầu tư của ngành nông nghiệp

Mô hình trồng cam xen ổi của anh Thái phát triển tốt

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Sở NN & PTNT, hiện Tam Bình đang áp dụng chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp Nhật Bản (Jircas), Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và Sở NN & PTNT (chương trình Jircas). Chương trình bắt đầu từ tháng 6/2005 đến 2010. Gồm khảo sát tình hình và nguyên nhân phát sinh bệnh trên vườn cây có múi ở hai huyện Tam Bình và Trà Ôn; sau đó là bố trí mô hình thử nghiệm. Hiện chương trình này mới thực hiện ở Tam Bình. Theo đó, nhà vườn chỉ cần làm đúng hướng dẫn kỹ thuật. Cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... được cung cấp miễn phí. Theo bà Tuyết Mai, hiện vẫn đang giai đoạn thử nghiệm nên chưa thể kết luận. Tuy nhiên, theo nhà vườn, qua hơn 2 năm, các vườn cam theo đúng kỹ thuật đã phát triển rất tốt.

Ngoài 18 loại mô hình quản lý bệnh vàng lá greening bằng IPM (xã Hòa Hiệp, Mỹ Thạnh Trung và Loan Mỹ), chương trình đã mở rộng thêm 2 mô hình thử nghiệm trên các loại gốc ghép và đặc biệt gần đây nhất là 8 mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ.

Kết quả bước đầu

Chú Nguyễn Văn Mười Anh – Ấp 10, Hòa Hiệp có 7 công đất, đã áp dụng mô hình trồng cam trên đất phèn được 2 công. Qua 2 năm, “vườn cây của tui bằng vườn 4 năm của người ta”. Chú giải thích: “Bây giờ trồng cam theo chất lượng chứ không phải số lượng như trước. Chọn giống sạch bệnh, dùng phân hữu cơ vi sinh, vừa tốt cho cây lại cải tạo đất nữa, ngoài ra còn bón thêm phân chuồng. Còn hễ làm gì thì cũng ghi sổ theo dõi. Bởi vậy, nếu dùng thuốc gì mà kém hiệu quả là biết liền”.

Chú tâm sự: Trước đây trồng cam theo cách truyền thống, trồng rất dày, vườn có bao nhiêu thì tui trồng hết. Vì hồi xưa chưa thấy bệnh vàng lá nên cứ trồng rồi bỏ đại, rồi cũng có ăn. Còn sau này, trồng y chang vậy mà cam càng lúc càng mau xuống. Chỉ ăn được một lần rồi bị vàng lá, chết muốn hết.

Chú Nguyễn Thái Phong ở cạnh bên cũng cho biết, là nông dân giỏi 3 năm liền nhờ trồng cam. Nhưng từ năm 2004, vườn xuống cấp, dù chú đã áp dụng nhiều cách để cứu “nhưng không ăn thua gì”. Chặt rồi trồng mới lại hoàn toàn, nhưng càng lúc cây cam càng mau xuống, chỉ ăn được một mùa là hư hết, có nhiều cây chưa cho trái đã bị vàng.

Nhưng từ khi áp dụng mô hình trồng cam trên đất phèn của Jircas, chú Phong mừng rỡ: “Dù cực hơn cách trồng truyền thống nhưng mang lại hiệu quả cao”. Đưa cuốn sổ theo dõi cho tôi, chú nói tiếp, “lúc đầu ai cũng ngán cái này, vì thấy không thực tế, nhưng sau này nhìn lại mới biết nó thật hữu ích, làm việc và theo dõi cam tốt hơn. Nếu trước kia tới lúc rải phân, tưới nước mà bận giỗ tiệc gì thì... bỏ cam. Còn giờ, cam được ưu tiên, dù bận cách mấy cũng ráng làm đúng lúc. Như phân hữu cơ đem về phải bón hết trong một tuần”. Chú nói thêm: “Thấy người ta ở xa mà trưa nắng cũng làm cho mình, tui cũng phải tuân thủ đúng theo lời họ”.

Còn chị Lưu Lệ Quyên – xã Tường Lộc, đang được thử nghiệm mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ, cho biết: 12 công cam phát triển kém nên đã đốn bỏ hết. Nay theo Jircas, chị trồng 3 công. Anh Phạm Hữu Thái – chồng chị, nói: “Trước khi trồng cam, mấy ổng đem xuống trồng 100 cây ổi xá lỵ nghệ, được 6 tháng, mới đặt 300 cây cam xuống”. Qua chăm sóc, theo anh: “Nếu áp dụng đúng theo mô hình này thì không khó, nhưng đòi hỏi khoa học, kỹ thuật cao nên phải chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách. Nên tui thấy trồng 3 công là vừa”.

Vững tin vào cây cam

Đến thời điểm này, mô hình IPM đã đạt nhiều kết quả tốt. Tuy chưa kết thúc nhưng nhà vườn rất hy vọng. Còn bà Mai cho biết, khó khăn nhất là bố trí mô hình trong vùng đã xuất hiện bệnh vàng lá Greening, nên hiện tại vẫn chưa khẳng định được điều gì. Anh Phùng Nhất Đỉnh – cán bộ kỹ thuật Phòng NN & PTNT Tam Bình thì cho biết, đến nay nhà vườn đã tin và thực hiện rất tốt.

Đặc biệt, chương trình đã thay đổi thói quen của nhà vườn. Chú Phong nói, qua 2 năm tui đã nắm được cách trồng, chăm sóc theo quy trình của các nhà khoa học, tui tin nếu áp dụng đúng như mô hình, chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. Điển hình, vườn cam xen ổi xá lỵ nghệ, thấy ham thiệt vì cam tốt hổng thua gì IPM. Nhưng tui rút ra bài học, một người chỉ trồng 3 công là vừa, ham nhiều lo không nổi. Theo kỹ sư Đỉnh, trồng cam xen ổi dù đang thử nghiệm nhưng là mô hình đặc biệt. Các nhà khoa học đang tìm hiểu và chứng minh điều kỳ diệu từ cây ổi: nhựa ổi có khả năng xua đuổi rầy chổng cánh. Nếu đúng, sẽ tiết kiệm chi phí, ít sâu bệnh, phòng bệnh vàng lá greening. Hơn nữa, còn lấy ngắn nuôi dài, như lời của anh Thái “vừa bán được 3 tấn ổi xá lỵ nghệ, kiếm được khoảng 6 triệu đồng”.

Các nhà khoa học, ngành chức năng và người dân đang chung tay để gầy dựng lại một vùng đất, từ lâu được mệnh danh là “vương quốc cam sành”.

Tấn Anh (BVL)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang