• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dân trồng cao su khóc ròng

Nguồn tin: NLĐ, 01/10/2008
Ngày cập nhật: 3/10/2008

Ngay sau khi bão số 7 quét qua, rất nhiều nông dân trồng cao su ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bỗng chốc thành người tay trắng. Chính quyền sẽ đề nghị ngân hàng khoanh nợ, dãn nợ cho dân

Ngay sau khi cơn bão số 7 tan, anh Lê Viết Thủ (ngụ xã Phú Định, huyện Bố Trạch - Quảng Bình) vác rựa vào khu rừng cao su đang kỳ khai thác của mình ở Khe Trù, cách nơi ở chừng 3 km. Khi đến tận nơi, anh không tin vào mắt mình: Rừng cao su xanh mướt mới hôm nào giờ đã bị đổ, gãy từng vạt lớn. Nhựa cao su trắng ứa ra từng dòng đến não cả ruột!

Khe Trù được ví là vùng “vàng trắng” của huyện với gần 4.000 ha cao su, trong đó có trên 1.200 ha đã đưa vào khai thác mủ. Mỗi ngày, nông dân huyện Bố Trạch thu về hơn 600 triệu đồng từ nguồn lợi này, tính ra mỗi tháng tròm trèm 18 tỉ đồng. Chẳng may, cơn bão dữ đã nhắm rừng cao su này mà bổ xuống, “hạ sát” một vùng cao su khổng lồ. Khoảng 38 ha cao su của 30 hộ dân xã Phú Định tuổi đã lên mười, nay ngã rạp, khiến cả 30 hộ lâm vào cảnh khốn cùng. Anh Lê Viết Thủ cùng gia đình người anh đã dốc hết vốn liếng để đầu tư cho 4 ha cao su, đang trong những ngày chờ thu lợi để trả nợ vay, vậy mà nay bỗng chốc tay trắng.

Cũng dưới rừng cao su xơ xác ấy, nông dân Nguyễn Đoài (ngụ xã Tây Trạch) đứng thẫn thờ như vô hồn. Nhà ông Đoài có 2 ha cao su, mỗi ngày thu về hơn 500.000 đồng. Bây giờ vận khó lại đến. Ngoài số cây bị gãy đổ phải chặt bỏ, ông phải dừng khai thác diện tích cao su còn lại để chờ “hồi sức”. Nghĩ đến ba đứa con đang ăn học và món nợ vay ngân hàng, ông Đoài rầu phát khóc.

Cùng chung cảnh ngộ như anh Thủ và ông Đoài, chị Ngô Thị Mai (ngụ xã Phú Định) cũng đổ lệ. Nhà chị có hơn 1 ha cao su, đưa vào khai thác đã được 2 năm, nay đến mùa cạo mủ, mỗi ngày thu về hơn 300.000 đồng. Bão số 7 quét qua, gia đình chị hóa nghèo xơ xác. Vườn cao su của ông Nguyễn Văn Huyên (ngụ xã Phú Định) cũng bị gãy hết 400/1.000 cây. Gia đình ông đang nợ ngân hàng 13 triệu đồng, chưa biết bao giờ trả được...

Cả xã Phú Định có 620 hộ nhưng chỉ có 100 ha ruộng. Vì vậy, tính trung bình, 62 hộ mới có được 1 ha đất canh tác. Thu nhập chủ yếu của người dân là trồng rừng. Hiện cả xã có 580 ha cao su, trong đó có khoảng 220 ha đã đưa vào khai thác. Tính sơ bộ, hiện số dư nợ tại ngân hàng của dân trong xã đã hơn 4 tỉ đồng, phần lớn sắp đáo hạn trả nợ. Theo ông Lê Thanh Khuyến, Chủ tịch UBND xã Phú Định, xã sẽ đề nghị UBND huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình làm việc với các ngân hàng để có giải pháp khoanh nợ, dãn nợ nhằm gỡ khó cho dân trồng cao su.

Hồng Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang