• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đổi tràm sang lúa - Nên không?

Nguồn tin: TN, 01/10/2008
Ngày cập nhật: 2/10/2008

Thời gian gần đây, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có phong trào “đổi tràm lấy lúa”. Người dân đua nhau phá tràm trồng lúa khiến các cấp chính quyền và các ngành chức năng không khỏi lo ngại...

Ruộng lúa đang dần thay thế rừng tràm - Ảnh: H.H

“Ma lực” từ những con số

Theo Tiến sĩ Hoàng Quốc Tuấn – Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam, do thời gian thu hoạch của cây tràm khá lâu, nếu trồng để lấy cừ tràm thì phải mất ít nhất 6 - 7 năm, còn lấy gỗ (chế biến đồ mộc gia dụng) thì phải mất trên 15 năm. Với một thời gian khá dài như thế, cộng thêm việc giá bán luôn biến động và chênh lệch giữa tỉnh này với tỉnh kia khá cao (do thương lái ép giá) dẫn đến hiệu quả kinh tế trồng tràm thấp so với canh tác loại cây khác. Chẳng hạn, tại thời điểm giữa năm 2008, 1 ha tràm 6 - 7 năm tuổi ở huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) chỉ bán với giá chưa đầy 10 triệu đồng; trong khi giá bán tại các huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa (Long An) từ 15 - 20 triệu đồng. Như vậy, bình quân 1 ha tràm cừ mỗi năm có giá trị 1,2 - 2,5 triệu đồng; trong khi 1 ha lúa 2 vụ có giá trị trên 20 triệu đồng. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, diện tích tràm ở ĐBSCL luôn biến động theo chiều hướng giảm dần. Những cánh rừng tràm bạt ngàn một thời ở Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Mộc Hóa, Thạnh Hóa (Long An),… giờ đã nhường chỗ cho cây lúa.

Việc nông dân chuyển từ trồng tràm sang trồng lúa, xét về hiệu quả kinh tế là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có phải tất cả các loại đất trồng tràm ở ĐBSCL đều có thể trồng lúa?

Đổi tràm sang lúa - lợi bất cập hại

Tại buổi hội thảo về sản xuất kinh doanh tràm vùng ĐBSCL được tổ chức ở Long An mới đây, đa số các nhà khoa học khẳng định, không phải bất kỳ vùng đất trồng tràm nào cũng có thể trồng lúa, bởi những nơi trồng tràm thì đất thường bị nhiễm phèn nặng, khó thích hợp với cây lúa. Ở các địa phương như Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp, để chuyển một vùng chuyên canh tràm sang trồng lúa, ngoài việc phải tốn một chi phí rất lớn để đốn bỏ và nhổ gốc tràm, còn phải mất cả chục năm cải tạo đất mới có thể trồng lúa 2 - 3 vụ/năm. Tuy nhiên, năng suất lúa cũng không cao...

Trước thực trạng đó, GS-TS Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có khuyến cáo: Ở khu vực ĐBSCL, nếu vùng nào không chủ động được nguồn nước ngọt thì phải chấp nhận trồng tràm. Ở những nơi có diện tích trồng lúa dưới 10% so với diện tích tràm thì không nên chuyển sang trồng lúa, vì khi đó lúa sẽ bị các loại sâu bọ phá hoại… Vì thế, tuy trong tính toán, trồng lúa lợi hơn trồng tràm, nhưng việc đốn tràm trồng lúa phải được tính toán ở nhiều khía cạnh, nếu không sẽ lợi bất cập hại...

Giải pháp

Theo các nhà khoa học, giá trị sử dụng của cây tràm rất lớn, như: làm cừ, lấy gỗ (làm nhà, làm ván), làm bột giấy, chế biến tinh dầu tràm,… Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ tràm ở nước ta phát triển quá chậm; việc chế biến gỗ tràm chỉ mới phát triển ở mức hộ gia đình, quy mô nhỏ, chưa có nhà máy, cụm công nghiệp chế biến có quy mô tương xứng với vùng nguyên liệu để tạo đầu ra cho cây tràm…, khiến người trồng tràm vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Theo ông Phạm Quang Hiển - Tổng giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam: Trong điều kiện hiện nay, để tránh tình trạng người dân rầm rộ đốn tràm trồng lúa bất chấp những hậu quả sau này, cũng như để phát huy hết hiệu quả kinh tế của cây tràm, trước mắt các tỉnh ĐBSCL cần phải kết hợp khai thác rừng tràm với du lịch sinh thái. Về lâu dài, các cơ quan chức năng của từng tỉnh cần quan tâm đầu tư trồng rừng và xây dựng các nhà máy chế biến gỗ tràm…

Ông Hiển tin tưởng, trong bối cảnh nguồn gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng như hiện nay, nếu các tỉnh ĐBSCL sớm có qui hoạch phát triển cây tràm thì trong tương lai không xa, những cánh rừng tràm ở ĐBSCL sẽ xanh bạt ngàn trở lại…

Đỗ Thông

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang