• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây cacao: Tránh lặp lại vết xe "trồng - chặt"

Nguồn tin: NNVN, 01/10/2008
Ngày cập nhật: 2/10/2008

Sự phát triển khá nhanh của cây cacao mấy năm qua đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải có quy hoạch, định hướng phát triển dài hạn loại cây trồng nhiều tiềm năng này. Tại hội nghị “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cacao các tỉnh phía Nam”, được tổ chức tại TP HCM trong ngày 30/9, đã có nhiều ý kiến xoáy vào vấn đề này.

Trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu được 240 tấn cacao, đánh dấu sự hình thành của ngành hàng cacao. Người trồng cacao hiện cũng đang được hưởng nhiều lợi nhuận nhất từ sản phẩm này. Theo đó, trên mỗi tấn hạt cacao khô, nông dân hưởng lợi nhuận 12.858.000 đồng (chiếm 72,5% tổng lợi nhuận), cơ sở thu mua qủa - ủ lên men hạt (16,21%), và doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cacao hưởng 11,29% tổng lợi nhuận.

Buồn và vui

Cacao Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng

Theo khảo sát mới đây của Phân viện Quy hoạch - Thiết kế nông nghiệp miền Nam, đến hết năm 2007, tổng diện tích cacao ở các tỉnh phía Nam là 7.056,5 ha, trong đó diện tích kinh doanh là 898,5 ha. Tuy có sự phát triển nhanh trong mấy năm qua, nhưng nếu so với mục tiêu phải đạt được vào năm 2010, thì kết quả phát triển cacao như trên mới chỉ đạt được ở mức thấp. So với đề án quy hoạch đến 2010, diện tích trồng cacao mới đạt 8,82% và sản lượng 0,23%. Còn nếu so với chương trình phát triển cacao đến 2010, thì diện tích mới đạt 35,2%, diện tích kinh doanh đạt 8,98%, sản lượng đạt 2,79%...

Một điều cần phải nói tới là hiện nay, 100% diện tích cacao được trồng bằng cây thực sinh không rõ nguồn gốc và cây giống cacao ghép chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng ngành. Ngay cả những cây cacao được trồng trong dự án SUCCESS Alliance tại Bến Tre, Tiền Giang và BR- VT cũng chỉ là cây lai F1 (chỉ được phép trồng ở cơ sở nghiên cứu thực nghiệm chứ không phải ở hộ nông dân). Một số Sở NN- PTNT cũng đã vi phạm Pháp lệnh Giống cây trồng khi công nhận cây đầu dòng đối với một số dòng cacao chưa đạt tiêu chuẩn ngành. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về cây cacao ở nước ta còn rất ít ỏi. Phần lớn nông dân trồng cacao vẫn còn thiếu hiểu biết, chưa đầu tư đúng mức và ít tuân thủ quy trình kỹ thuật canh tác cacao …

Tuy nhiên, ngoài những hạn chế nói trên, việc phát triển cacao ở các tỉnh phía Nam trong mấy năm qua cũng đã thu nhận được những kết quả đáng phấn khởi. Cacao trồng xen trong vườn dừa, vườn điều tỏ ra có hiệu quả kinh tế. Nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài như ED&FMAN, Cargill, Armajaro đã tổ chức hệ thống thu mua cacao, hoạt động khá tốt ở nhiều địa phương. Trong đó, phương thức hoạt động tại trạm và điểm thu mua thuộc các Cty Cargill và ED&FMAN được đánh giá là khá năng động, kịp thời, minh bạch, giá thu mua được thông tin công khai, chính xác theo ngày trên Internet, Email hoặc tin nhắn qua mạng điện thoại di động …Cty Cargill đã đánh giá chất lượng hạt cacao lên men ở các tỉnh phía Nam chỉ thua kém một chút so với hạt cacao tốt nhất thế giới của Ghana về độ dày vỏ hạt, tỷ lệ axit béo và độ chua.

50.000 ha hay…

Hiện tại, nếu so với ngành hàng cacao trên thế giới, diện tích và sản lượng cacao của nước ta còn chưa thấm vào đâu. Tuy nhiên, để tăng mạnh diện tích và sản lượng, thì không thể không tính tới yếu tố thị trường. Theo ông Nguyễn Vĩnh Thành, GĐ bộ phận thu mua cacao của Cty Cargill Việt Nam, hiện nay thị trường cacao thế giới vẫn đang ở trong tình trạng “cung” không đủ “cầu”. Mỗi năm, nhu cầu cacao trên thị trường thế giới lại vẫn tăng từ 2-3%. Vì vậy, nếu sản lượng cacao của Việt Nam có đạt tới 100.000 tấn/năm thì cũng mới chỉ “lấp” vào được lượng cacao thiếu hụt so với nhu cầu thế giới ở thời điểm này, mà chưa thể theo được nhu cầu ngày càng tăng lên trên thị trường thế giới.

Trên cơ sở về đất đai, thị trường nói trên, Phân viện QHTKNN miền Nam đã đề xuất: Đến năm 2015, tổng diện tích trồng cacao ở các tỉnh phía Nam là 33.500 ha, và định hướng đến 2020 là 50.000 ha. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều địa phương và DN, diện tích đề xuất nói trên còn quá…khiêm tốn. Ông Nguyễn Đức Luyện, GĐ Sở NN- PTNT Đăk Nông, cho biết, tỉnh này hiện có trên 10.000 cà phê cần cải tạo (chuyển sang trồng cacao) do thiếu nước tưới và trên 20.000 ha điều có thể trồng xen cacao. Ở Đăklăk, diện tích cà phê già cỗi có thể chuyển sang trồng cacao là 39.000 ha, và 47.000 ha điều có thể trồng xen canh cacao. Ở Bình Phước, cacao cũng có thể trồng xen trên diện tích 170.000 ha điều. Còn theo ông Nguyễn Trung Chương, PGĐ Sở NN- PTNT Bến Tre, tỉnh này hoàn toàn có thể đưa diện tích trồng cacao lên 15.000 ha.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần, trước mắt nên định hướng phát triển cacao ở diện tích vừa phải. Cây cacao là cây lâu năm, vốn đầu tư không nhỏ, do đó phải phát triển một cách thận trọng, tránh lại xảy ra tình trạng trồng rồi chặt như trước đây, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

THANH SƠN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang