• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi yến trong nhà ở Nha Trang

Nguồn tin: Báo Khánh hoà, 11/10/2004
Ngày cập nhật: 11/10/2004

Phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Amechanus, hình chụp tại 2 phòng tầng trệt phía sau căn nhà ở đường Thống Nhất

Nói đến yến sào, người ta chỉ nghĩ đến loài chim cực kỳ quý hiếm làm tổ và sinh sản ở vách đá cheo leo ngoài đảo xa. Thế nhưng vẫn có loài chim yến sống trong nhà và tổ của nó cũng đem lại nguồn lợi kinh tế không hề thua kém. Gần đây ở Nha Trang, lần đầu tiên hình thành đàn chim yến làm tổ trong nhà, mở ra một triển vọng vô cùng to lớn.

CHIM YẾN… TRONG NHÀ

Đó là loại chim yến có tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Amechanus. Nó khác biệt với loài yến hàng có tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Germani đang sống tại các hang đá trong vùng biển đảo Khánh Hòa. Yến Amechanus được phân biệt với yến Germani bởi các đặc điểm màu lông, kích thước, sải đuôi, sải cánh. Amechanus có sải cánh trung bình 114mm, đuôi 49mm, mỏ 3,7mm, kích thước giò 10,3mm, trọng lượng khoảng 12,6 gam. Trong khi đó yến hàng ở đảo có trọng lượng khoảng 13,9 - 14,5 gam. Chim yến Amechanus có màu lông tối hơn, phao câu màu tối sáng; còn yến Germani có lông màu trắng nhạt. Đặc trưng sinh dục, tuyến nước bọt, thay lông ở yến Amechanus xuất hiện quanh năm, còn yến Germani sinh sản, thay lông mỗi năm 2 mùa vào tháng 4 và tháng 10.

Đàn chim yến Amechanus phân bổ nhiều ở vùng Đông Nam Á, nhất là ở Tây Nam đảo Bornéo - Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Ở Việt Nam, loại chim này hiện có tại TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Đà Nẵng…Tại Khánh Hòa - xứ sở của loài chim yến Germani, đã xuất hiện chim yến Amechanus. Qua theo dõi nhiều năm nay cho thấy, năm 1993, yến Amechanus có khoảng 20 con, làm tổ và cư trú tại nhà số 21 Lê Thành Phương, Nha Trang. Năm 1996, khu nhà này được cải tạo xây dựng mới, đàn yến chuyển về đường Thống Nhất. Đàn chim hiện đang sinh sống bình thường tại 2 phòng của tầng trệt một căn nhà do Trung tâm Quản lý nhà thuộc Sở Xây dựng quản lý. Sự xuất hiện của loài chim yến Amechanus ở Việt Nam là một hiện tượng khoa học rất lý thú, đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam. Công ty Yến sào đã triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) về nuôi yến trong nhà, bước đầu được sự ủng hộ của Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Khoa học kỹ thuật biển Khánh Hòa với sự tham gia của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu, Tiến sĩ Kiều Tiên Busuki… Công ty Yến sào đang xây dựng đề cương chi tiết đề tài NCKH độc lập về áp dụng công nghệ nuôi yến trong nhà, xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm nhằm phát triển nguồn lợi yến sào Khánh Hòa.

TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Thực trạng nuôi chim yến trong nhà tại các nước khu vực Đông Nam Á là rất lớn. Ở Indonesia bắt đầu nuôi từ năm 1980, đến nay đã xây dựng được hơn 9.000 ngôi nhà cho yến làm tổ. Mấy năm gần đây, nghề nuôi chim yến Amechanus ở Thái Lan rất phát triển. Do đặc điểm thời tiết khí hậu khá lý tưởng nên đàn yến phát triển rất nhanh, sống được khắp từ Bắc đến Nam Thái Lan. Nhờ vậy, sản lượng đạt được rất khả quan. Xuất phát từ nguồn lợi vô cùng hấp dẫn từ yến sào, mặc dù điều kiện không phù hợp lắm với chim yến Amechanus, Trung Quốc vẫn triển khai một đề tài NCKH tầm quốc gia, nhập trứng yến từ các nước Đông Nam Á về cho ấp để nuôi thử.

Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu của Công ty Yến sào là đầu tiên. Sau khi có báo cáo của Công ty, ngày 9-8-2004, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Lâm Phi đã có công văn cho phép Công ty Yến sào xây dựng đề tài NCKH về đặc điểm sinh học, sinh sống, chu kỳ sinh sản, làm tổ và các điều kiện thích ứng của chim yến Amechanus nhằm phát triển thành một nghề nuôi chim yến mang tính công nghiệp, có giá trị thương mại cao. Chủ tịch UBND tỉnh còn yêu cầu Sở Xây dựng, Trung tâm Quản lý nhà, trước mắt giao cho Công ty Yến sào quản lý 2 gian phòng có đàn chim đang sinh sống để quản lý, bảo vệ theo quy chế tài nguyên và phục vụ yêu cầu NCKH. Ngày 13-8-2004, Công ty Yến sào nhận bàn giao 2 căn phòng trên. Lúc nhận, đàn yến mới có 49 tổ. Sau hơn một tháng, nay đàn chim yến đã có 84 tổ. Kích thước tổ phát triển tốt, tỷ lệ chim non đạt 70%. Đây là dấu hiệu hết sức khả quan. Tuy nhiên, do các hộ sinh sống gần đó với lưu lượng người qua lại hàng ngày nhiều đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đàn chim. Chính vì thế, ngày 20-9-2004, UBND tỉnh tiếp tục có cuộc họp và quyết định di dời các hộ hiện đang sống tại căn nhà có chim yến đi nơi khác, bàn giao toàn bộ cho Công ty Yến sào quản lý.

Như vậy, việc nuôi yến trong nhà ở Khánh Hòa cũng như các địa phương hiện có loài chim yến sinh sống đang mở ra những tiềm năng và triển vọng to lớn.

NGUYỄN XUÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang