• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tràn lan giống cây lâm nghiệp kém chất lượng

Nguồn tin: Bình Định, 29/09/2008
Ngày cập nhật: 1/10/2008

Ngoài 35 đơn vị, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định còn có nhiều cơ sở sản xuất cây lâm nghiệp “chui”, hàng năm tung ra thị trường hàng triệu cây giống kém chất lượng, làm cho nhiều hộ trồng rừng lâm cảnh “tiền mất tật mang”.

Kiểm tra giống cây trong phòng thí nghiệm tại DNTN Dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh. Ảnh: D. Lam

Hàng năm, toàn tỉnh trồng mới được khoảng 5.000 ha rừng thuộc các dự án 661, KFW6, WB3. Ngoài ra còn có thêm vài nghìn ha rừng sản xuất phân tán khác được các hộ dân tự mua giống về trồng. Do nhu cầu về giống cây lâm nghiệp cao, nhiều hộ dân dù chưa được ngành chức năng cấp giấy phép hoạt động vẫn tự tổ chức sản xuất giống.

* Thật giả khó phân

Ông Phạm Văn Nghị, Trưởng phòng kỹ thuật thuộc Chi cục Phát triển Lâm nghiệp (CCPTLN), cho biết: Các cơ sở “ngoài luồng” chủ yếu sản xuất giống cây keo lai hạt. Mà cây keo lai hạt không nằm trong danh mục được Bộ NN-PTNT cho phép kinh doanh bởi chúng thụ phấn đồng huyết dẫn đến cây thế hệ sau sẽ bị biến dị lớn, kém chất lượng, chậm phát triển. Ai mua phải các loại giống này, cây trồng đến 7 năm sau chưa chắc đã ra cây.

Bà Phan Thị Hạnh, Giám đốc DNTN Dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh ở TP Quy Nhơn, cho biết: Trong khi cây giống của chúng tôi được bảo đảm đủ 3 điều kiện chất lượng: chất lượng sinh lý, chất lượng di truyền và tài liệu hóa nguồn giống bằng những trang thiết bị được đầu tư cả vài tỉ đồng, thì cây giống của các cơ sở tự phát được sản xuất từ hạt hái từ rừng. Nhiều cơ sở thuê hẳn lực lượng trẻ con hàng ngày chuyên len lỏi vào các khu rừng keo để hái hạt. Vì là trẻ con nên chúng chỉ hái hạt ở những cây thấp, ít tuổi, trong khi yêu cầu hạt đủ chất lượng phải được hái từ cây trội có từ 7 đến 10 năm tuổi. Bởi vậy, khi tung cây giống ra thị trường họ có thể bán giá thấp hơn 1/2 lần giá của các đơn vị khác mà vẫn có lãi cao. Còn người trồng rừng thì chẳng thể phân biệt được đâu là loại có chất lượng, đâu là loại “rởm”, thấy rẻ là cứ mua ào ào…

* “Tiếc 1 tấc, mất 10 thước”

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện giá bán giống cây bạch đàn ở các đơn vị, cơ sở sản xuất “chính danh” từ 900đ-1.000đ/cây; keo lai giá 500đ/cây. Còn nếu đến các cơ sở sản xuất “chui” ở huyện Hoài Nhơn thì có thể mua rẻ hơn từ 1/3 đến một nửa giá. Nhưng nếu chủ cơ sở “chui” nào có quan hệ tốt với một vài cơ sở “chính danh” họ vẫn có thể “chính danh hóa” sản phẩm của mình bằng những thủ tục hợp pháp và tung ra thị trường với giá “bằng chị bằng em”. Khách hàng của các cơ sở sản xuất “chui” khá đông, đó là những hộ trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ. Vì muốn “tiết kiệm” vốn đầu tư cây giống mà họ tìm đến các cơ sở này để được mua giá rẻ, mà không biết rằng đó là “lợi bất cập hại”.

Bà Phan Thị Hạnh phân tích: Trên diện tích trồng rừng 1 ha, nếu mua giống bạch đàn ươm từ hạt sẽ “tiết kiệm” được hơn 1,5 triệu đồng so với giống bạch đàn cấy mô. Thế nhưng với giống mô, 7 năm sau là người trồng sẽ có những cánh rừng bạch đàn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Còn dùng giống hạt thì phải kéo dài đến 10 năm mới có thể khai thác dẫn đến lãng phí đất, công và nhất là vốn đầu tư. Chất lượng cây của 2 loại giống cũng rất khác biệt, nếu 1 ha rừng bạch đàn được trồng bằng cây giống hạt cho thu hoạch từ 30-40m3 thì 1 ha rừng bạch đàn cấy mô cho thu hoạch từ 90-120m3. Tính ở mức thấp nhất, người trồng bị thiệt hại trên mỗi ha là 60 m3. Hiện nay giá 1 m3 gỗ bạch đàn là 700 ngàn đồng, như vậy người trồng “mất đứt” 42 triệu đồng/ha bạch đàn.

Thực tế này cho thấy, mức thiệt hại mà các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp “chui” gây ra là không nhỏ, thế nhưng để chấn chỉnh tình trạng này là không dễ. Ông Phạm Văn Nghị cho biết: Trong tháng 8 vừa qua, chúng tôi mở rộng kiểm tra và phát hiện đến 19 cơ sở sản xuất cây giống chưa được ngành chức năng cấp giấy phép hoạt động, hầu hết đều tập trung ở huyện Hoài Nhơn. Nhiều cơ sở có quy mô sản xuất lớn như hộ ông Huỳnh Văn Công ở xã Hoài Đức đang có trong vườn ươm 560.000 cây keo lai hạt; hộ Nguyễn Hồng Mỹ (Hoài Châu) 100.000 cây; hộ ông Lê Đình Đạo (Hoài Tân) 60.000 cây; hộ ông Nguyễn Nam ở Ân Nghĩa (Hoài Ân): 150.000 cây; hộ ông Nguyễn Văn Tím (Ân Nghĩa - Hoài Ân) 150.000 cây… Vi phạm rành rành là vậy nhưng chúng tôi không có thẩm quyền xử phạt, chỉ lập biên bản đề nghị huyện xử phạt và tiêu hủy toàn số cây giống kém chất lượng kia. Muốn việc quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây lâm nghiệp, CCPTLN cần có thêm phòng thanh tra để có thể xử lý những vi phạm triệt để hơn…

Cả tỉnh hiện có 35 đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp “chính danh”. Trong số này có 1 đơn vị trực thuộc Trung ương, 21 đơn vị trực thuộc ngành Nông nghiệp tỉnh và 13 cơ sở tư nhân. Lượng cây giống do các cơ sở này cung ứng được bảo đảm chất lượng bởi được sản xuất từ 44 nguồn giống đã được Sở NN-PTNT tỉnh công nhận và được CCPTLN thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là đã có hiện tượng một vài cơ sở sản xuất cây giống tự phát đã mượn được danh nghĩa của cơ sở chính danh và bán được cây giống kém chất lượng với giá ngang với giá cây giống loại tốt.

Dương Lam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang