• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng trồng rau "du mục"

Nguồn tin: SGGP, 29/09/2008
Ngày cập nhật: 1/10/2008

Xen lẫn trong những dãy nhà cao tầng đang thi công dang dở là những thửa rau xanh mơn mởn chạy ngút ngàn. Anh Quang, nhân viên khuyến nông xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TPHCM) lý giải: Người dân ở đây gọi những khu chuyên trồng rau này là “làng rau du mục”. Bởi vì họ cứ rày đây mai đó, chủ lấy đất chỗ này thì tìm đến chỗ khác thuê. Bất luận thế nào, mỗi ngày những “làng rau du mục” này cũng cung cấp cho người dân thành phố hàng ngàn tấn rau tươi…

“3 cùng” với cây rau

Làng trồng rau “du mục” ở Thới Tam Thôn, Hóc Môn

Được hỏi chuyện, một phụ nữ trồng rau tâm sự: “Hồi nhỏ tôi trắng lắm. Bốn năm trôi dạt đất Sài Gòn với nghề trồng rau muống nước, chỉ biết làm bạn với nắng mưa nên mới đen như thế này”, chị Bạch, quê Nam Hà, 25 tuổi, chất phác trả lời. Mấy người cùng vào đây thuê đất trồng rau cùng quê với Bạch thường gọi chị là “cậu” bởi vẻ ngoài… đen đúa trông giống con trai hơn là con gái.

Chỉ về những thảm xanh xen kẽ trong những xóm nhà, chị Bạch nói với tôi: “Đất nhỏ như vậy chứ thuê mỗi năm hàng chục triệu đồng cho mỗi héc ta đó anh à. Ở đây toàn dân Nam Hà vào thuê không hà! Họ trồng rau cừ lắm. Bảnh mắt ra là họ đã có mặt ở cánh đồng này rồi, cho đến chiều tối mịt họ mới trở về nhà. Ăn vội vàng vài miếng gì đó thì lại quay ra với ruộng rau để chuẩn bị cắt rau cho kịp mang đến buổi họp chợ lúc nửa đêm. Anh tính xem, mỗi người phải đảm đương mỗi ngày hàng trăm bó rau thì mới kiếm được đồng lời kha khá mà cũng vừa giữ được mối lái”.

Mang tiếng vào Sài Gòn làm ăn nhưng từ hồi vào đây được 4 năm rồi, chị Bạch chưa thấy được phố xá, xe cộ của đường phố Sài Gòn vì suốt ngày cứ phải quần quật ngoài ruộng rau. Người dân ở đây thường nói những người trồng rau “du mục” này là “cùng làm, cùng ăn và cùng ngủ với rau”.

Nói về người trồng rau nổi tiếng ở khu vực phường Thới An phải kể đến anh Trần Văn Đông. Gần 10 năm với nghề trồng rau, từng đó thời gian cũng đã trải qua hàng chục lần anh thuê đất. “Hầu hết các phường chuyên về trồng rau ở quận 12 trước đây tôi đều thuê hết. Nơi nào có đất bỏ không là tôi lần dò hỏi địa chỉ chủ để thuê.

Nghề trồng rau “du mục” phải nhanh tay lẹ chân như vậy”, anh Đông tâm sự. Mọi người đặt tên cho anh là Đông “Bao Công” bởi nước da đen nhẻm, cũng vì suốt ngày chỉ biết mỗi… rau và rau. Anh Đông cho biết: “5 sào đất thuê ở đây, mỗi năm phải trả 30 triệu đồng. Bét nhất là phải cung cấp cho thị trường 300 bó mỗi ngày thì mới có ăn. Thậm chí có hôm dầm mưa suốt ngày bị nóng sốt nhưng vẫn không dám ngơi nghỉ vì sợ mất khách hàng và không có tiền để trả tiền thuê đất”.

Tôi hỏi anh Đông sao không ở quê làm cho đỡ vất vả mà phải lặn lội vào đây sớm hôm như thế này. Anh đáp ngay: “Thú thật với anh, trồng rau ở đây một tháng thì bằng trồng ngoài ấy cả năm. Đã xác định chịu cực khổ thì ở đâu cũng cực khổ. Cực khổ mà làm được nhiều tiền thì cũng nên lắm chứ !”.

Trên các cánh đồng của Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), những khung nhà lưới trồng rau xanh chen chúc nhau dựng lên ở những cánh đồng mà mới ngày nào còn trong cảnh hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm. Xen kẽ trong những ruộng rau là các căn chòi tạm bợ được dựng lên theo kiểu “dã chiến” để ở. Thật ra những căn chòi này chỉ để tránh mưa và ngả lưng chợp mắt mỗi ngày hai, ba tiếng đồng hồ, còn phần lớn thời gian thì dân trồng rau “du mục” đều ở trên ruộng rau.

Chị Nguyễn Thị Diễm Lệ, đến từ Ninh Bình, hồ hởi mời tôi vào căn chòi uống ly nước. Chị Lệ nói: “Tôi với ông xã vừa mới cưới nhau được 2 năm, ngoài ấy hết mùa vụ thì chẳng còn biết làm gì. Nhiều người ở quê vào đây thuê đất trồng rau nghe nói thu nhập cũng khá. Thấy vậy vợ chồng đùm túm vào đây làm thử. Mấy tháng đầu mới vào hơi vất vả về chỗ bán, giờ thì ổn định rồi. Sắp tới định thuê thêm đất trồng cho có thu nhập cao hơn”.

Tôi hỏi: “Trồng rau kiểu “du mục” này rồi có đảm bảo được độ an toàn không?”. Chị Lệ cho biết: “Hàng tháng, tụi em đều được các anh trên Chi cục Bảo vệ thực vật đến tập huấn và lấy mẫu rau về thử bất cứ lúc nào nên bọn em đâu dám làm bậy. Vả lại, biết phận mình là từ nơi xa đến làm ăn thì phải tuân thủ theo chủ trương, chính sách của địa phương chứ anh. Thú thật với anh trồng rau ở đây sướng thật, đi học tập huấn lại còn được nhận tiền nữa, thử hỏi ai lại không đi”.

Chị Lệ khoe hai vợ chồng mới trồng rau chưa được năm mà đã dành dụm được vài chục triệu đồng. Số tiền này ở quê làm năm, bảy năm trời chưa chắc đã kiếm được.

Đầu ra cho cây rau còn rộng lớn

Nhu cầu về rau xanh cho người dân thành phố vẫn còn là một thị trường rộng lớn, khi vùng rau an toàn hiện chỉ chiếm một diện tích khá “khiêm tốn” và lượng sản phẩm bán ra vẫn “nhỏ nhoi” so với nhu cầu. Cho nên, số lượng khoảng 2.000 người chuyên trồng rau “du mục” đang canh tác trên 3.000 héc ta đất nông nghiệp để cung cấp thêm lượng rau xanh cho thành phố là điều rất cần thiết.

Nỗi cơ cực, kham khổ chịu khó trồng rau để kiếm tiền thì họ sẵn sàng chấp nhận nhưng trong lòng những người trồng rau “du mục” tha hương này vẫn canh cánh khát vọng về một nơi nào đó được quy hoạch trồng rau ổn định, để họ có thể chủ động canh tác những thửa rau sạch một cách bài bản, căn cơ hơn. Từ đó, việc mua bán với thương lái được hợp đồng chặt chẽ và thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Chủ trương của thành phố xác định hướng phát triển của ngành nông nghiệp tại các quận ven và huyện ngoại thành trong thời gian tới vẫn ưu tiên cho cây rau. Bởi lẽ, thị trường rau sạch hiện nay của thành phố phần lớn là nhập từ các tỉnh lân cận và Lâm Đồng, còn diện tích trồng rau ở các huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn, quận 12… chỉ đáp ứng được từ 10% – 30%.

Xem ra thị trường về cây rau vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, số diện tích đất bỏ hoang hóa tại các quận huyện trên hiện nay cũng còn rất lớn. Điều này cho thấy, làng trồng rau “du mục” tại thành phố trong tương lai gần vẫn còn chỗ đứng.

QUANG ĐẠT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang