• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Lộc ngọt” miền biên ải

Nguồn tin: TP, 28/09/2008
Ngày cập nhật: 29/9/2008

Tôi tìm đến “rốn” cây đặc sản mắc mật ở bản Đao (xã Tân Văn, Bình Gia, Lạng Sơn). Chị Lý, người địa phương, chỉ vào cây mắc mật nói: “Nhờ có nó mà bà con thoát được cái đói, nghèo”.

Quả mắc mật bán chạy ở chợ Lạng Sơn

Một cây mắc mật đổi được hơn 10 cân gạo

Chủ tịch UBND xã Tân Văn, Nông Ngọc Lệ vui mừng nói: Bản Đao là nơi vùng núi đá vôi, khí hậu mát mẻ nên cây mắc mật phát triển rất tốt. Cây mọc tự nhiên trên núi, khe đồi và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có những lân, lũng đặc kín mắc mật.

Được nhà nước hỗ trợ cây giống và hướng dẫn cách vun trồng, chăm sóc nên Tân Văn đã phát triển được hàng chục hécta mắc mật, có năm thu hái trên 200 tấn quả, trị giá gần 1 tỷ đồng. Bây giờ là mùa thu hoạch, tư thương ở thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên đánh xe ô tô đến “ăn hàng”.

Còn chị Lý thì mộc mạc tâm sự: “Ngày trước, cây mắc mật để chín rụng trong thung, chẳng ai đoái hoài, nay có người đến đặt mua cả cây từ đầu vụ. Năm nay được giá, loại ngon bán 6 - 7 nghìn đồng/kg. Nhà tôi trước đây, ăn cháo ngô thay cơm, bây giờ đời sống đã khá hơn rồi”. Nói rồi chị giới thiệu: Cây mắc mật gần nhà này hái quả đem bán “đổi” được trên 10 cân gạo đấy. Hết quả, thì hái lá bán cho các chủ quay lợn, vịt cũng ra tiền.

Cây mắc mật (người bản địa còn gọi là quả ngọt) là loại cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên nhiều trên vùng núi đá vôi ở xứ Lạng như: Bình Gia, Chi Lăng, Bắc Sơn, Văn Quan. Diện tích cây mắc mật ở Lạng Sơn đã vào khoảng 292 ha, năng suất trung bình đạt 5,2 tấn quả/ha. Năm nay, nhờ mưa thuận, gió hòa, được mùa, trong các bản, làng xứ Lạng nhộn nhịp thu hái, mua bán quả mắc mật.

Tại chợ Giếng Vuông (thành phố Lạng Sơn), một chị bán hàng hoa quả tươi cho biết, quả mắc mật hiện đang được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, nhiều thương gia xuất bán sang bên kia biên giới.

Anh Hà Văn Pho đang quay vàng rộm con lợn nặng chừng 35 cân trên bếp than hồng. Mùi thịt quyện lá mắc mật thơm lựng khắp khu phố Đèo Giang (thành phố Lạng Sơn).

Thấy tôi đến chơi, anh vừa quay lợn vừa tươi cười giới thiệu: Bây giờ người dân đã quen dùng quả và lá cây mắc mật ngâm với măng chua dùng quanh năm. Quả mắc mật tươi hoặc khô đều có thể dùng ngâm tẩm, chế biến cùng các món ăn như: thịt lợn kho, cá, thịt nướng, khau nhục. Còn nếu quay lợn, vịt cả con mà có lá mắc mật nhồi bụng thì sẽ tạo nên mùi thơm quyến rũ, rất đặc trưng. Anh cho biết, mỗi ngày anh thu gom trên chục mớ để quay thịt bán cho khách.

Mong ước của nhà khoa học

Anh Hoàng Văn Bình (thôn Khuôn Vằn, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) quẩy 2 thúng mắc mật cả lá lẫn quả đi chợ huyện bán. Gặp chúng tôi, anh cho biết, mỗi mớ có giá 1.500 đồng, hôm nay bán đi kiếm đủ tiền mua dầu hỏa và sách vở cho con. Tuy nhiên, anh bảo mắc mật là loại quả mọng, vỏ mỏng nhanh chín, nhanh hỏng, vậy nên khi chín rộ hay bị tư thương ép giá.

Còn ông Hoàng Lê Minh - Giám đốc Cty CP giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc (gọi tắt là Cty) - tỏ vẻ rất hào hứng khi trò chuyện về đề tài này đồng thời cho tôi xem nhiều tài liệu mà ông và các cộng sự đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm nay. Ông cho biết, những năm gần đây do đời sống được cải thiện, nhu cầu về quả và lá mắc mật để làm gia vị chế biến các món ăn dân tộc ngày càng cao.

Thậm chí Cty buôn bán gia vị quốc tế Zonga cũng đã có những hoạt động thăm dò và giới thiệu với thế giới hương vị mắc mật độc đáo. Tuy thế, Lạng Sơn chưa có quy hoạch để phát triển bền vững loại quả đặc sản này. Đa số người dân quen hưởng thụ những cây trồng sẵn có trong tự nhiên và ngắt cành lá đem bán vô tội vạ mà không được đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách căn bản nên sản lượng quả mắc mật năm được, năm mất.

Từ những suy nghĩ đó, Cty đã sưu tầm được những giống cây mắc mật tốt rồi nhân giống cung cấp cho người dân. Ông Minh cho biết, hàng đêm ông nằm mơ mắc mật ở xứ Lạng sẽ to quả, đều đạt tỷ lệ thịt nhiều, hạt ít như ông đã từng chứng kiến tại Long Châu (Trung Quốc). Thậm chí, người Trung Hoa đã nghiên cứu cho ra đời hàng chục loại giống mắc mật tốt, có loại không có hạt.

Ông Hoàng Lê Minh vui mừng cho biết, Cty đã thử nghiệm thành công việc sấy khô lá, quả sau đó nghiền thành bột gia vị mắc mật đóng thành túi, lọ. Ông Minh tiện thể giới thiệu: Gần đây, ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, người dân đã biết ngâm mắc mật với măng ớt đóng thành lọ bán cho khách du lịch, hiện có trên 100 hộ dân sống nhờ kinh doanh măng ớt đặc sản dọc quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn.

Và từ những thế mạnh này, mắc mật xứng đáng là cây chủ lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở mảnh đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.

Nguyễn Duy Chiến

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang