• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi bò ở đồng bằng sông Cửu Long: Buồn bò sữa, vui bò thịt

Nguồn tin: SGGP, 10/10/2004
Ngày cập nhật: 11/10/2004

Cách đây vài năm, khi nghe nói bò sữa dễ nuôi lại cho lợi nhuận lớn, rất đông nông dân ĐBSCL vay vốn đầu tư cho dự án nuôi bò sữa với hy vọng thoát nghèo. Nhưng ngược lại với mong đợi ban đầu, phần lớn hộ nuôi bò sữa rơi vào cảnh thua lỗ trắng tay, phải bán đất, bán bò… trả nợ. Trong khi đó, các hộ nuôi bò thịt lại đang phất lên.

Lao đao vì bò sữa

Đầu tháng 10, chúng tôi về huyện Lai Vung, vùng nuôi bò sữa trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp. Đi dọc theo các xã Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu… đến đâu cũng nghe người dân than về việc nuôi bò thua lỗ. Anh Trần Văn Rốt, người đầu tiên đem bò sữa về nuôi ở xã Tân Phước thở dài kể: Cách đây 2 năm, khi có phong trào phát động nuôi bò sữa, ai cũng nói đây là con vật dễ nuôi và mau làm giàu. Sáng dậy, chỉ cần vắt vài chục ký sữa mang ra chợ bán là bỏ túi mấy trăm ngàn đồng. Thử hỏi, ở nông thôn có nghề nào sánh bằng. Anh liền phá bỏ 18 công đất lúa chuyển sang trồng cỏ để làm thức ăn cho bò. Đồng thời, lên huyện đăng ký mua 8 con bò giống với giá 22 triệu đồng/con (được hỗ trợ 50% chi phí), 50% còn lại phải mang giấy tờ đất xin vay ngân hàng 75 triệu đồng.

Chưa đủ, anh gom góp thêm tiền nhà hơn chục triệu đồng để xây dựng chuồng trại. 6 con bò giống sinh sản đợt đầu thì có 2 bê con bị chết; lỗ khoảng 6 triệu đồng. Sau khi sinh xong, có 2 con không chịu lên giống, gieo tinh nhiều lần vẫn không đậu. Cán bộ thú y của huyện cũng không tìm ra nguyên nhân, anh phải chạy sang tận Nông trường Sông Hậu “cầu thầy” về “gieo tinh” cho bò nhưng cũng không được. Bò không sinh sản, không cho sữa, trong khi vẫn phải cho ăn uống và chăm sóc đều đều.

Sau hơn 2 năm, anh Rốt lỗ trắng tay. Đây là tình trạng chung của các hộ nuôi bò sữa ở ĐBSCL: bò giống mua về sinh con lần đầu bị hư, gieo tinh tiếp thì không đậu, ốm đau liên miên, mỗi lần khám chữa rất tốn kém; năng suất sữa kém… Người nuôi bò nợ ngập đầu.

Tính đến thời điểm này, ở Đồng Tháp có khoảng 400 con bò sữa; An Giang gần 600 con; Long An 3.850 con; Trà Vinh 148 con… Hầu hết những nông dân nuôi bò sữa đều bị thua lỗ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do người dân không nắm rành kỹ thuật chăm sóc. Trong khi phần lớn đàn bò giống ở ĐBSCL chất lượng quá kém, bệnh liên miên.

Cán bộ thú y vừa thiếu vừa yếu chuyên môn. Nhiều nơi không có trạm thu mua sữa hoặc có trạm nhưng mua với giá quá thấp… Một số địa phương làm theo phong trào, nóng vội, thiếu quy hoạch, thiếu chuẩn bị về cơ sở vật chất như chuồng trại, nguồn nguyên liệu, đầu ra… Điển hình, trong năm 2003, Đồng Tháp nhập về 100 con bò giống thì có đến 39 con bị u nang buồng trứng, tồn hoàng thể, tử cung không bình thường.

Nuôi bò thịt xóa nghèo

Kỹ sư Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang nhận định: “Nông dân An Giang không còn mặn với bò sữa. Trong khi trên thực tế bò thịt lớn nhanh, dễ nuôi, dễ bán, lời nhiều… Đàn bò thịt của An Giang đã tăng vọt lên hơn 60.000 con”. Không chỉ ở An Giang, việc nuôi bò thịt hiệu quả tại các tỉnh khác ở ĐBSCL cũng đang chứng minh đó là hướng đi đúng.

Để có nguồn giống tốt, ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) thành lập trại bò giống với qui mô ban đầu 80 bò cái lai sind và trồng 5 ha cỏ. Toàn bộ con giống được cung cấp cho bà con. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách huyện ưu tiên xét cho các hộ nghèo vay vốn để nuôi bò. Nếu năm 2001, đàn bò của huyện chỉ 1.600 con; nay đã tăng lên hơn 6.000 con, cao nhất tỉnh.

Anh Lê Văn Có, nông dân ấp 2, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), một trong nhiều người nuôi bò thịt thành công tâm đắc: “Ngoài lúa, thì vùng này không có nghề nào dễ và lời bằng trồng cỏ nuôi bò thịt. Tôi mua 27 bò cái lai sind đầu năm 2003, đến nay sinh thêm được 23 con. Nhiều người hỏi mua cả đàn với giá 400 triệu đồng nhưng tôi chưa bán”. Năm 2002, anh Có thuê xáng cạp làm đê bao rộng 2 hécta lập trang trại nuôi bò. Anh dành khoảng 400 mét vuông xây chuồng, còn lại trồng cỏ mồm có khả năng chịu lũ. Các huyện vùng lũ như Tam Nông, Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười … cũng đang chú trọng phát triển nghề nuôi bò.

Anh Lê Hoàng Nam, ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông nói chắc nịch: “Trồng cỏ nuôi bò thịt ở vùng đất này hiệu quả gấp 4 lần lúa”. Theo Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Tam Nông, mô hình nuôi bò sẽ được nhân rộng, bởi qua 3 năm thử nghiệm đã mang lại hiệu quả cao. Tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự hiện có đàn bò 1.800 con, tập trung ở 5 xã cù lao, huyện xác định đây là nơi phát triển đàn bò lai sind tập trung. Mục tiêu đề ra đến cuối năm 2005 sẽ nâng đàn bò lên 2.500 con.

Đồng Tháp đang áp dụng nhiều chính sách như gieo tinh nhân tạo, tiêm phòng miễn phí các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn bò lai sind. Hộ nuôi từ 10 con trở lên được hỗ trợ 500.000đ/con trong thời gian 3 năm để xây dựng chuồng trại, trồng cỏ. Tỉnh còn tập huấn kỹ thuật cho hơn 2.000 nông dân và tổ chức tham quan các mô hình nuôi bò thịt, đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị…

Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc - Phó GĐ Sở NN&PTNT Đồng Tháp khẳng định: “Phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, nhiều vùng đã kiểm soát được lũ, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là các địa phương cần quan tâm đến qui hoạch vùng trồng cỏ và cần nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn để phát triển nghề nuôi bò. Đây chính là mô hình xóa nghèo hiệu quả, giúp bà con vươn lên làm giàu”.

HUỲNH PHƯỚC LỢI - HIẾU THẢO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang