• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nước mắt" vườn rau: Thành tích trên... giấy

Nguồn tin: NLĐ, 24/09/2008
Ngày cập nhật: 25/9/2008

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, TPHCM hiện có 6 HTX chuyên sản xuất rau an toàn. Nhưng thực tế từ đầu năm 2008, 2 HTX đã ngưng hoạt động, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình rau an toàn trên địa bàn TPHCM trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở NN-PTNT TP, tóm tắt thành tích: “Đã xây dựng được mô hình liên kết các tổ hợp tác, HTX sản xuất, thu mua và tiêu thụ rau an toàn. Một số HTX sản xuất kinh doanh rau an toàn mới được hình thành đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ cho các xã viên và nông hộ sản xuất rau an toàn, tạo thuận lợi cho việc thu hút các nông hộ tham gia vào chuỗi liên kết, hợp tác...”. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Chờ được giải thể

Theo Sở NN-PTNT, tính đến giữa năm 2008, trên toàn TPHCM có 6 HTX chuyên sản xuất rau an toàn. Nhưng thực tế đã có 2 HTX phải ngưng hoạt động từ đầu năm 2008 vì đã quá... đuối là HTX Trung Lập (Củ Chi) và HTX Thành Trung (Bình Chánh). Chủ nhiệm HTX Trung Lập, ông Đinh Văn No, kể: “Không có đất trồng rau, chúng tôi nhờ huyện và xã hỗ trợ thuê đất nhưng họ nói không có đất. Không thuê được đất, cuối cùng cả HTX đành canh tác trên khu đất... 0,3 ha của tôi”. Vận động nhiều, nhưng không có xã viên nào tham gia, ban chủ nhiệm HTX phải thuê người trồng rau với mức lương 1,5 triệu đồng/người/tháng. Đầu năm 2008, ban chủ nhiệm cũng... tan rã vì thua lỗ. Hiện tại, ông Đinh Văn No đang hoàn tất thủ tục để xin giải thể HTX.

HTX Thành Trung thành lập tháng 6-2007 với 50 triệu đồng vốn ban đầu và 20 xã viên, canh tác trên diện tích 3 ha. Đến tháng 1-2008, HTX ngưng hoạt động. Ông Nguyễn Văn Xướng, Chủ nhiệm HTX Thành Trung, rầu rĩ: Mỗi tháng HTX phải chi từ 9-10 triệu đồng cho 13 công nhân sơ chế và 10 triệu đồng tiền in logo. “Đó là chưa kể tiền mặt bằng, điện nước. Vì HTX lấy nhà tôi làm trụ sở nên không phải chi. Lúc đầu nghĩ ráng chịu đựng một thời gian, hy vọng sau đó sẽ có lời.

Nhưng càng chờ càng chết, hoạt động được 6 tháng lỗ đến 30 triệu đồng, ban chủ nhiệm tan tác, mỗi người làm mỗi việc. Đến giờ tôi vẫn còn nợ tiền in logo và tiền thuế môn bài”- ông Xướng kể khổ. Nguyện vọng của ông chủ nhiệm HTX này là sớm được tuyên bố giải thể, hằng tháng đỡ tốn tiền thuê kế toán làm bảng thuế và lóc cóc đi nộp bảng thuế. Tháng trước, quá bức xúc, ông Xướng đã trả con dấu và những giấy tờ liên quan đến HTX cho chính quyền địa phương vì đã nhiều lần xin giải thể.

Hiện nay, tình hình hoạt động của các HTX hết sức ảm đạm. Ngoài 2 HTX đã ngưng hoạt động, các HTX còn lại đang trong tình trạng... sản xuất cầm chừng. Số xã viên xin ra khỏi các HTX ngày càng nhiều. Ông Phát, một xã viên kỳ cựu của HTX Tân Phú Trung (Củ Chi), cho biết: “Từ 29 xã viên, nay HTX chỉ còn 16 xã viên, đó là ráng bám trụ để giữ cái danh HTX chứ nhiều người cũng đã làm việc khác!”. Tương tự, cả “mô hình con cưng” là HTX Nhuận Đức (Củ Chi) cũng không mấy sáng sủa, không bán được rau, không có lương cho các thành viên ban chủ nhiệm nên mỗi người đi mỗi hướng, làm việc riêng kiếm sống.

Những lời hứa... chưa bao giờ thực hiện

Ông Nguyễn Văn Xướng cho biết để lấy thành tích, UBND xã Bình Chánh đã đốc thúc ông thành lập HTX: “Từ khi HTX thành lập, địa phương không quan tâm đến, muốn làm gì thì làm. Hoàn toàn không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía xã!”. Còn ông Đinh Văn No vẫn chưa quên cảm giác phấn khởi của ngày đầu thành lập: “Phòng Nông nghiệp huyện vận động thành lập HTX, tôi đồng ý ngay vì đây là ý tưởng hay. Theo đó, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi hứa sẽ hỗ trợ hệ thống tưới nước tự động, nhà lưới”. Tháng 10-2007, HTX ra mắt, ông No nhắc lại lời hứa, Trạm Khuyến nông cho biết đã hết đợt hỗ trợ. Khi thu hoạch rau, ông nhờ tìm đầu ra, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu từ phía địa phương.

Lúc vận động thành lập, HTX Phước An (Bình Chánh) được Chi cục Phát triển Nông thôn hứa hỗ trợ máy vi tính, bàn ghế, đến khi thành lập xong chẳng thấy đâu. Nhưng quan trọng hơn là sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.

Ông Phạm Thiết Hòa, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Sở NN-PTNT TPHCM:

Chi cục cũng thấy xấu hổ !

Các HTX rau an toàn chỉ được hỗ trợ gián tiếp về tập huấn, chuyển giao công nghệ chứ chưa có cơ chế hỗ trợ trực tiếp về giống, vốn hay đầu ra..., ngoài nguồn vốn vay theo Quyết định 105 (lãi suất 6%/năm) và Quỹ Hỗ trợ HTX (lãi suất 1%/tháng). Tuy nhiên, việc vay vốn hiện nay cũng rất hạn chế do phải thế chấp và thời hạn cho vay quá ngắn, không kịp quay vòng vốn. Ngay cả chi cục là cơ quan quản lý, hỗ trợ HTX phát triển nhưng cũng không có nguồn vốn nào để giúp đỡ cho HTX. Chi cục cũng thấy xấu hổ!

Thu Sương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang