• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nỗi khổ của người trồng lúa

Nguồn tin: SGTT, 22/09/2008
Ngày cập nhật: 23/9/2008

Gạo từ ĐBSCL từng xuất khẩu sang Iraq, Indonesia, Philippines… Năm 2007, Indonesia đã nhập khẩu khoảng 7,3 triệu tấn gạo, nhưng năm nay họ không nhập nữa và lượng dự trữ có thể dùng trong 6 tháng tới, thậm chí có thể xuất khẩu gạo vào năm tới nếu thời tiết thuận lợi. Mất thị trường Indonesia khiến nhiều nông dân tiếc hùi hụi!

Thời cơ đã qua

Theo Cục trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT, sản lượng lúa ở khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL sẽ đạt 22,116 triệu tấn trong niên vụ 2007-2008, trong đó ĐBSCL đạt 20,292 triệu tấn, tăng trên 1,6 triệu tấn lúa, dù đất lúa đang bị thu hẹp. Ý thức làm lúa hàng hóa để điều hòa trong nước và xuất khẩu thấm vào máu thịt của dân đồng bằng. Do đó khi nghe mất thị trường xuất khẩu Indonesia, nhiều người ái ngại.

Nhưng cũng có người nói, khi có thị trường thì chúng ta cũng không thể nắm bắt cơ hội xuất khẩu. Người trồng lúa ở đồng bằng tiếc hùi hụi cơ hội đã qua. Ngày 15.9, tại TP.HCM, Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết dự kiến trong tháng 9, Việt Nam sẽ xuất thêm 400.000 tấn gạo, nâng mức xuất khẩu gạo lên 3,6 triệu tấn. Tám tháng trước đó, Việt Nam đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn, giảm 3,24% so cùng thời gian này năm ngoái, trong đó xuất khẩu theo phương thức FOB được 1,941 tỷ USD, theo phương thức CIF được 2,112 tỷ USD, tăng 100,32%. Giá xuất khẩu FOB bình quân là 604,4USD/tấn, tăng 312USD/ tấn so cùng kỳ năm ngóai. Tuy nhiên, khi giá gạo xuất khẩu được Hiệp hội hướng dẫn ở mốc 600USD/tấn loại gạo 5% tấm thì khách hàng chỉ trả 550USD/ tấn FOB.

Thời cơ đã trôi qua trước mắt các nhà xuất khẩu. Thái Lan cũng không tránh khỏi, nhưng họ vẫn giữ được vị thế để giữ mức chuẩn cho loại gạo trắng 100% loại B, từ 720 - 750USD/ tấn. Tuy giảm 30% so mức giá 1.080USD hồi tháng tư, nhưng giá này vẫn cao hơn giá gạo Việt Nam nhiều. Sau cơn sốt giá gạo (4.2008), từ tháng 7, giá lúa gạo tại đồng bằng bắt đầu giảm. Lúa cấp thấp ớ mức 3.800 - 4.000đ/kg, lúa tươi có nơi chỉ bán được 3.200 đ/kg, thậm chí không có người mua. Nhiều nơi không sấy được lúa, ngủ một đêm thức dậy lúa mọc mộng, không bán được.

Ngày 8.8.2008, Hiệp hội lương thực Việt Nam giao cho các thành viên mua 660.000 tấn. Các doanh nghiệp đăng ký tiêu thụ thêm 70.000 tấn nữa. Đến ngày 15.9.2008, Hiệp hội hoàn tất kế hoạch, nhưng lúa hàng hóa vẫn còn, giá lúa gạo không thể tăng lên 5.000đ/ kg và nông dân không thể lời 40% như mong muốn của Chính phủ. Lần đầu tiên, người ta nghe chính Hiệp hội nhận định: “Kế hoạch cân đối xuất khẩu chưa sát nên chỉ đạo điều hành xuất khẩu không đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ lúa hàng hóa”… và Hiệp hội đề nghị xác định chỉ tiêu xuất khẩu năm 2008 là 4,5 triệu tấn lúa. Ngày 19.8.2008, bộ Công Thương kiến nghị giao Hiệp hội lương thực chủ động điều tiết tiến độ giao hàng các tháng còn lại trong năm 2008, không khống chế mức xuất khẩu hàng tháng. Trong ba tháng còn lại, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu 900.000 tấn. Nhưng lượng hàng tồn kho, tốc độ đảo kho, làm hàng cho 3 tháng cuối năm đang vướng lãi suất thương mại của các ngân hàng.Trong khi đó, Thái Lan đang là nguồn cung đầy uy lực với lượng tồn kho 2,1 triệu tấn và có đủ lực tiêu thu 2,3 triệu tấn lúa quy gạo theo chương trình trợ giá ở mức 14.000 baht/tấn, hình thành giá sàn xuất khẩu gạo 100% loại B là 700USD/ tấn, thấp hơn hiện nay.

Nông dân thiệt đôi đường

Trong cách tính của nông dân, “hai lúa bằng một phân” là chấp nhận được, nhưng nay họ không thể kiểm soát được chi phí. Giá phân DAP, Urea đang làm cho mức lãi teo tóp. Nhưng càng bức bối hơn khi anh bán phân bón miệng lưỡi ngon ngọt biến người trồng lúa thành kẻ ngờ nghệch. Mỗi buổi hội thảo họ gởi bao thư 15.000 đồng, tặng một cái nón, một chiếc áo thun quảng bá tên công ty của họ. Họ treo giải thưởng cho đại lý, mở tour cho đại lý đi nước ngoài… Còn người trồng lúa đem giấy đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vô ngân hàng, vay tiền mua phân bón… để rồi bị một số người lừa bán loại phân không đủ chuẩn, bán đất sét nhưng phải trả tiền theo giá phân ba màu đúng chuẩn. Mọi tâm lực đổ vào mùa lúa, bị lừa từ hồi nào không biết được.

Giá lúa IR 50404 và OM 576 chỉ còn 3.800 đ/kg, thậm chí có nơi thấp hơn rất nhiều, trong khi chi phí trồng lúa trên 4.000đ/kg, trở thành cái giá phải trả của những người có suy nghĩ ”thế giới thiếu ăn, gạo nào chẳng bán được”. Óai oăm, loại giống mất sức cạnh tranh này lại chiếm tới 30% diện tích toàn vùng; trong đó Đồng Tháp là 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30%, An Giang: 27%, Hậu Giang: 20%, thậm chí có nơi chiếm tới 50-60%. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, canh tác một giống lúa dù là giống nhiễm hay chống chịu cũng không được vượt quá 15-20% trên đồng ruộng, để bảo đảm tính đa dạng sinh học, giảm áp lực bùng phát dịch hại, nhưng tìm giống có ưu thế cũng không đơn giản. Có người trồng lúa nói, bây giờ nghe quá nhiều thông tin, nhưng không biết làm sao thẩm định.

Năm 2009, ngành nông nghiệp ĐBSCL và Đông Nam bộ chỉ dám đặt ra chỉ tiêu sản lượng 22,205 triệu tấn lúa, tức chỉ tăng khoảng 89.600 tấn lúa. Liệu có duy trì được khả năng xuất khẩu? Một doanh nhân trong ngành lúa gạo nói với tôi: "Thông thường người ta chỉ so sánh giá trị nhập khẩu vật tư nông nghiệp và xuất khẩu gạo để tính lời lỗ, mà không thấy khả năng cung cấp gạo nuôi sống 80 triệu dân, phần dư mới xuất khẩu. Khi khống chế mức xuất khẩu gạo, người ta lại không tính được lượng lương thực thực phẩm nhập vào như bột mì, củ quả chứa tinh bột hoặc thức ăn làm từ bột, nguồn dự trữ quốc gia… để cân đối lượng lương thực. Không tính được bài toán này đã đẩy hàng triệu người trồng lúa hàng hóa vào nỗi khổ không làm chủ được thị trường".

Nếu những thỏa thuận giữa Indonesia và Saudi Arabia về dự án trồng lúa trên diện tích lớn hơn ĐBSCL một chút (1,6 triệu ha) tại vùng Merauke, tỉnh Papua với số vốn đầu tư khoảng 15 tỉ USD được thực hiện, Việt Nam coi như mất thị trường xuất khẩu từ 1,8-2 triệu tấn gạo/năm; thậm chí có thêm đối thủ cạnh tranh mới.

Hoàng Lan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang