• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vượt nghèo bằng cây thanh long

Nguồn tin: Đồng Nai, 19/09/2008
Ngày cập nhật: 22/9/2008

Ít ai nghĩ ngay ở thành phố Biên Hòa lại có một vườn thanh long rộng hơn 1 hécta đang cho thu nhập khá tốt. Chủ vườn này còn thành công trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới về xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ mà nhiều người nơi khác phải đến học tập. Đó là vườn thanh long của gia đình chị Trần Thị Yến, ngụ tại khu phố 3, phường Trảng Dài.

* Đổi đời nhờ thanh long

Cho đến nay việc phát triển kinh tế bằng cây thanh long ở Đồng Nai vẫn còn khá mới. Hầu hết mọi người dừng lại ở việc trồng một ít để ăn. Thế nhưng với gia đình chị Yến thì vườn thanh long hơn 1 hécta lại là thu nhập chính. Không chỉ vậy, vườn thanh long còn giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh nghèo vươn lên khá giả.

Chị Yến bên vườn thanh long của mình.

Chị Yến quê ở tỉnh Tiền Giang, lấy chồng rồi về phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa sinh sống. Suốt bao năm tảo tần cùng chồng trên mảnh đất cát ở đây nhưng vẫn không sao thoát khỏi nghèo. Chị tâm sự: "Trên mảnh đất này, trước đây tôi vẫn trồng đậu phộng và mì nhưng thu nhập cũng không được là bao. Đậu có năm bị sùng hư hơn nửa, còn mì thì giá bấp bênh. Vợ chồng tôi làm hoài mà vẫn cứ nghèo. Năm 1992, khi về thăm quê thấy ở đó gia đình nào cũng khá lên nhờ vào trồng thanh long. Tôi băn khoăn người ta chỉ có mấy sào thanh long còn khá lên được, còn mình có tới 3 mẫu đất mà vẫn nghèo, thật vô lý. Rồi vợ chồng tôi bàn nhau bỏ hơn 1 hécta mì để trồng thanh long và xuống miền Tây mua giống về trồng. Đến năm 2006, vườn thanh long bắt đầu cho thu hoạch, gia đình tôi cũng khá lên được từ đó".

Không có nhiều vốn, chị Yến nghĩ ra cách dùng cây me tây làm trụ để thanh long leo thay cho trụ bê-tông như ở các nơi khác. Việc dùng trụ bằng cây me tây chi phí khá rẻ nhưng số lượng cây trong 1 hécta sẽ giảm hơn so với trụ bê tông. Cụ thể, mỗi hécta thanh long có trụ bằng cây me tây chỉ trồng được khoảng 800 gốc, trong khi đó trụ bằng bê tông được từ 1.000 - 1.100 gốc.

Với hơn 1 hécta thanh long, trung bình hàng năm gia đình chị Yến thu hoạch khoảng 15 tấn trái, cho thu nhập trên dưới 80 triệu đồng/năm. Theo tính toán của chị Yến, trừ khoảng 20 triệu đồng chi phí đầu tư, vườn thanh long cũng còn cho lãi khoảng 60 triệu đồng/năm.

* Xử lý ra hoa trái vụ bằng chế phẩm mới

Giá thanh long ở mùa nghịch (thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch) cao gấp đôi so với chính vụ, trung bình đạt từ 10 - 15 ngàn đồng/kg (thanh long chính vụ chỉ có giá 5 ngàn đồng/kg). Vào dịp Tết Nguyên đán, có khi giá lên đến 20 ngàn đồng/kg. Chính vì giá khá hấp dẫn nên các nhà vườn trồng thanh long cũng rất quan tâm đến việc xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ.

Cũng như nhiều nhà vườn trồng thanh long khác ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, vườn thanh long của chị Yến trước năm 2001 cũng luôn hồi hộp mỗi khi xử lý cho cây ra hoa mùa nghịch. Mỗi đợt kích thích ra hoa, chị Yến phải dùng tới 200 chiếc bóng đèn điện thắp suốt đêm, từ 7 giờ tối tới 6 giờ sáng. Đèn thắp liên tục suốt 15 đêm. Mỗi đợt kích thích ra hoa như thế chi phí cho tiền dầu chạy máy và một số phụ phí khác tốn khoảng 3 triệu đồng (nếu so với giá xăng dầu hiện nay thì số tiền phải lên đến 7 triệu đồng). Mặc dù dùng đèn kích thích cho cây ra hoa nhưng chỉ cần thời tiết thay đổi từ nắng chuyển sang mưa coi như đợt làm hoa đó bằng không và lại phải chạy đèn đợt khác. Tỷ lệ thanh long ra hoa bằng kích thích đèn cũng khá bấp bênh, không ổn định. Từ năm 2001, chị Yến tìm được một loại chế phẩm dùng để kích thích thanh long ra hoa trái vụ thay thế được kiểu kích thích bằng đèn khá hiệu quả. Chị Yến nói: "Nếu sử dụng biện pháp kích thích ra hoa bằng đèn làm 2 đợt trong vụ nghịch tôi phải tốn khoảng 15 triệu đồng, nhưng dùng thuốc thì chỉ tốn có 2 triệu đồng. Tỷ lệ cây ra hoa bằng thuốc đạt khoảng 80% và khá ổn định".

Thanh long được xử lý bằng thuốc có thể cho hoa quanh năm.

Suốt 7 năm qua, vườn thanh long của chị Yến chuyển từ kích thích ra hoa vụ nghịch bằng đèn sang bằng thuốc đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Bên cạnh đó, sản lượng thanh long mùa nghịch cũng khá ổn định, không còn trong cảnh hồi hộp với thời tiết nữa. Chị Yến cho biết: "Từ khi tôi xử lý ra hoa trái vụ cho thanh long bằng thuốc thành công thì rất nhiều người từ Bình Thuận, Tiền Giang tìm đến để học tập cách làm này. Đây là biện pháp khá hữu hiệu lại rẻ tiền".

Với nhiều vườn thanh long khác cỏ luôn được dọn sạch sẽ, còn tại vườn nhà chị Yến thì cỏ lại được trồng dày đặc. Chị cho biết, do đất quá khô nên phải trồng cỏ để giữ ẩm đất. Ngoài việc giữ ẩm cho đất, vườn cỏ này còn được tận dụng nuôi tới 7 con bò. Lượng phân của đàn bò đã đáp ứng tới 50% lượng phân bón cho vườn thanh long. Quả thực, đây là mô hình trồng thanh long khá kinh tế.

Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang