• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biến cỏ thành… tiền

Nguồn tin: SGGP, 20/09/2008
Ngày cập nhật: 21/9/2008

Đi qua các đường tỉnh lộ 8, 9, 15… (huyện Củ Chi, Hóc Môn) ghé bất kỳ một quán cà phê lề đường, hỏi các bác nông dân trồng cây gì cho kinh tế nhất, không một ai do dự và họ đều khẳng định rằng: “Trồng cỏ”. Khi đi dọc qua các cánh đồng ở Củ Chi, Hóc Môn, mới thấy những tấm thảm xanh của cỏ ngút ngàn, chạy dài xa tít mắt… Chiều về, trên các bến sông, chân cầu nhộn nhịp những phiên chợ chỉ bán cỏ nhóm họp.

“Trời sinh bò… nông dân sinh cỏ”

Cách đây quãng 5 năm, khi anh nông dân Lê Minh Nhựt, tại ấp 3A, xã Tân Thạnh Tây bỏ hẳn 1,5ha đất trồng lúa hạng nhất để chuyển đổi sang trồng cỏ trong khi gia đình chưa nuôi lấy một con bò nào. Những người láng giềng trong xã thấy vậy đều lắc đầu ngao ngán cho rằng anh quá mạo hiểm khi đi vào con đường làm ăn không giống ai: “ai đời đem thứ cỏ rác về gieo trồng, nuôi dưỡng bao giờ?”.

Và cỏ sẽ bán cho ai khi người nuôi bò sữa trong xã chỉ lác đác vài chục hộ… Nhưng những suy nghĩ của những người này hoàn toàn thay đổi khi ý tưởng của anh đã được xem là một bước đột phá trong phong trào chuyển đổi cây trồng của người dân ở huyện Củ Chi. “Gian nan lắm, từ đất trồng lúa chuyển sang trồng cỏ xem ra dễ chứ không dễ chút nào. Để cho cỏ tự nhiên mọc thì đâu nói gì, đằng này trồng cỏ để kinh doanh thì phải khác chứ. Bài bản và khoa học hơn nhiều. Đã vậy còn chịu nhiều áp lực từ phía bà con nông dân, nếu không thành công thì họ cười chê biết bao giờ mới dứt…” – anh Nhựt tâm sự.

Anh Nhựt đã âm thầm chạy ngược chạy xuôi tìm hiểu cách thức trồng cỏ nước, đọc thêm sách báo chuyên về các loại giống cỏ. Đồng thời anh quyết chí “tầm sư” học cách trồng cỏ từ các chuyên gia và kỹ sư của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Thế là những quyết tâm theo tới cùng ý chí làm giàu bằng thứ “cỏ rác” của anh đã dần dần thành hiện thực khi giữa cánh đồng lúa bạc ngàn của người dân trong xã là một trảng cỏ xanh tốt được mọc lên. Và mùa khô lại đến, kéo theo đàn bò sữa cũng kéo về gần như phủ đầy những hộ nông dân trong xã, cánh đồng “cỏ rác” của anh bắt đầu đẻ ra tiền. Nhẩm tính 500đ/kg cỏ tươi, mồi ngày 1,5ha cỏ của anh cung cấp trên 1,6 tấn cỏ tươi, thu lợi 450.000đ/ngày, ăn đứt lợi nhuận trồng lúa…

Cũng với ý tưởng biến cỏ thành tiền, anh Trần Minh Sơn, ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn cũng đã thu lợi hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày từ trên 2,4ha đất trồng lúa của mình. Thế nhưng, khác với con đường đi đến thành công của anh Sơn đã trải qua những cuộc thử nghiệm đầy gian nan trên mảnh đất phù sa màu mở bên bờ sông Sài Gòn của mình. Từ đất trồng lúa thấy không còn lợi nhuận là bao, nghe trồng lài có ăn hơn, anh nhanh chóng thuê nhân công lên liếp, đắp bờ bao chuyển sang trồng lài.

Hơn 1 năm cây lài xanh tốt và cho bông trĩu oằn, thế nhưng giá bông lài những năm đó cứ liên tục rớt xuống chỉ còn vài ngàn đồng/kg, thậm chí tiền bán bông lài không bằng tiền trả công cho người hái. Thấy không ổn, anh chuyển sang trồng dứa (thơm) theo hợp đồng của một công ty xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật. Chưa thu lợi được mùa nào thì công ty bị phá sản, giải tán, điều này cũng đồng nghĩa vơiù cánh đồng 2,4ha dứa của anh biến thành cánh đồng cỏ hoang dại. Không còn vốn liếng anh lại nảy sang ý định trồng một loại cây gì đó không cần nhiều vốn, và… cây cỏ lại đến với anh.

Mọi người trong xóm lại cười: “Thằng gàn Sơn lại chuyển tông trồng cỏ, ai đời lại đem thứ “kẻ thù” của nông dân về gieo trồng?”. Tiếp tục nung nấu ý định “đổi màu xanh” trên cánh đồng, anh đem những loại cỏ đặc sản cho bò sữa như cỏ voi, cỏ xả về gầy dựng lại, thế là mùa nắng vừa qua và cũng là mùa thu hoạch đầu tiên của cánh đồng cỏ của anh trúng đậm. “Có tháng thu về gần 25 triệu đồng từ thứ cỏ rác này” - anh Sơn hóm hỉnh nói tiếp: “Bao đời nay, “kẻ thù” của nông dân là những thứ cỏ rác này, nhưng ít ai nghĩ nằng ngày nay nó lại đẻ ra tiền triệu. Nông dân tụi tui cứ chạy theo cây này, cây nọ nhưng cây cỏ thì giờ mới biết đến, bởi một nguyên lý mới ra đời tại vùng ngoại thành này: “Trời sinh bò thì nông dân phải sinh cỏ. Nếu không thì bò sẽ chết!”.

Giờ đây những cánh đồng cỏ từ Củ Chi đến Hóc Môn cứ lan rộng và một màu xanh của các loại cỏ ngút ngàn chạy dài xa tít mắt theo bước chân của những kẻ nông dân gàn bướng này, bởi nó là nguồn nguyên liệu chính nhưng hẳn vẫn rất khiêm tốn như không thể nào đáp ứng nỗi cho hơn 65.000 con bò sữa hiện nay của thành phố.

Chợ… chỉ bán cỏ

Ông Tám Ngọc, xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi cho biết, nhà ông nuôi 80 con bò sữa, mỗi ngày mỗi con ăn khoảng 30kg cỏ tươi. Cắt cỏ không nổi, vã lại cỏ nhà cũng “mọc” không đáp ứng nổi nên ông phải mua thêm 300 bó cỏ mỗi ngày. Nhưng ông bận túi bụi không có cả thời gian đi mua cỏ, việc ấy đều giao khoán cho vợ chồng Phi – Minh chủ chợ cỏ Bình Mỹ.

Minh hơn 30 tuổi, vừa là chủ, vừa kiêm luôn tài xế xe công nông chở cỏ từ chợ đến các chuồng trại. Năm 2002, thấy nhu cầu về chăn nuôi bò sữa phát trển mạnh ở Củ Chi và Hóc Môn nhưng thiếu đồng cỏ cho bò. Từ đây, Minh nảy ra ý định chiêu mộ những người vô công rỗi nghề đi cắt cỏ thuê mướn đem về bán cho Minh tại bến cầu Mười Lến (Bình Mỹ, Củ Chi). Dần dần đội ngũ này đông lên và việc chợ cỏ Mười Lến cũng ngày một phình to ra. Minh “thầu” tất cả những ghe cỏ đến đây bán và hàng ngày với 4 chiếc công nông rong rủi trên các con đường nông thôn ở hai huyện Củ Chi, Hóc Môn để mang cỏ từ chợ đến với các chuồng trại.

Tại chân cầu Tân Thạnh Đông (Củ Chi), hiện nay cũng xuất hiện một phiên chợ cỏ. Tại đây, đội quân cắt cỏ và cả người trồng cỏ chuyên nghiệp cứ chiều về là mang cỏ ra đây bán. Cảnh trên bến, dưới thuyền tấp nập tòan cỏ là cỏ, người mua cỏ chỉ đến cười nói rôm rả hoặc ra ký hiệu rồi mang cỏ ra về, không hề có âm thanh “chát chúa” nào như ở các chợ khác. Người nuôi bò trong vùng cứ chiều về là chạy ù ra đây mua cỏ chở về chuồng trại cho bò ăn cử đêm. Anh Nguyễn Văn Phú (Tân Thạnh Đông), nuôi 30 con bò sữa thường đến đây mua cỏ mang về, tâm sự: “Những hôm mưa dầm mù trời, hay bận đi đám tiệc không cắt cỏ được, cánh nông dân tụi tui bí quá cứ chạy thẳng ra đây mua mấy chục bó cỏ về cho bò sữa ăn. Nhờ vậy mà lượng sữa ở chuồng bò ở nhà luôn ổn định và đủ chất béo. Công ty không thể ép giá được”.

Hiện nay đàn bò sữa ở TPHCM đạt trên 65.000 con, nhưng muốn đạt sản lượng 4.500kg sữa/chu kỳ/con để đáp ứng khoảng 10% thị phần sữa tươi trong nước thì mỗi ngày một con bò phải ngốn từ 30 – 35kg cỏ, và lượng cỏ cung cấp mỗi ngày tối thiểu phải trên 2.000 tấn. Vì thế nhu cầu cỏ hiện tại và cả trong thời gian tới là một thị trường rộng lớn. Điều này càng khẳng định thêm sự góp mặt của những phiên chợ cỏ và những “trang trại” chuyên trồng cỏ ở ngoại thành càng có ý nghĩa hơn đối với người nông dân chăn nuôi bò sữa hiện nay.

QUANG ĐẠT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang