• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng hoa - nghề mới ở Sa Pa

Nguồn tin: E-Nhân dân, 15/12/2003
Ngày cập nhật: 16/12/2003

Đào Sa Pa được ưa chuộng trong dịp Tết.

Thấy được thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu và sự đa dạng sinh học của vùng núi Sa Pa, anh Nguyễn Việt Hùng đã mạnh dạn thuê đất, đầu tư nhiều triệu đồng để trồng hoa. Ngay những vụ đầu, hoa đã được tiêu thụ ở Hà Nội, xuất sang Trung Quốc, anh Hùng thu về hàng trăm triệu, tạo việc làm thường xuyên cho gần 100 người.

Giữa bạt ngàn mầu xanh trùng điệp, ven con đường lên Thác Bạc, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) độ 15 km, nổi lên một khu nhà bằng vải nhựa trắng trông như một nhà máy rất hiện đại trong khu công nghiệp. Ðó là khu trồng hoa duy nhất và đầu tiên tại Sa Pa của vợ chồng anh Nguyễn Việt Hùng và chị Ngô Kim Cúc. Anh Hùng sinh năm 1970, chị Cúc sinh năm 1979, rất trẻ so với nghề kinh doanh khách sạn đã mấy năm của anh chị và nay còn thêm một nghề mới - nghề trồng hoa xuất khẩu.

Thực ra ý tưởng cho nghề mới này của anh chị Hùng có từ khá lâu rồi. Một câu hỏi xuất hiện ngay sau khi anh chị biết được rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Sa Pa rất giống Ðà Lạt. Nhưng tại sao ở Ðà Lạt, nghề trồng hoa phát triển cả trăm năm nay, nghĩa là Ðà Lạt vừa hình thành khu nghỉ ngơi - du lịch là kéo thêm cả nghề trồng hoa, cây cảnh. Nó chẳng mấy chốc trở thành nghề kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của thành phố vùng Tây Nguyên này.

Còn Sa Pa, đến giờ vẫn ít người nghĩ tới nơi đây chính là quê hương của trăm ngàn loài hoa rừng, khá nhiều những loại hoa lan rất đẹp chỉ duy nhất ở đây có. Không phải, từ xưa người dân Sa Pa đã sống chìm ngập bên vô vàn các loại hoa. Nhưng họ có thú chơi hoa và cũng khiêm nhường với thú vui ấy bên những loài hoa tự mọc hoặc được trồng chỉ dăm ba khóm trong vườn, bên hẻm núi và bờ giậu. Tất cả hoa ở đây chỉ là "tự sản tự tiêu" trong mỗi một gia đình, ít ai mua của ai và chuyện đem đi nơi khác bán là điều chưa xảy ra vì có lẽ cách trồng và chơi hoa chưa thành ra thứ hàng hóa để trao đổi.

Anh Hùng nghĩ, muốn để hoa vượt đèo dốc, thậm chí "vượt biên", phải tìm cách trồng hoa "công nghiệp" như ở Ðà Lạt mới có được lượng lớn để đóng lên ô-tô, xe lửa xuôi ngược cho bõ bèn công sức. Thế là cặp vợ chồng trẻ chủ của khách sạn Anh Ðào ở thị trấn Sa Pa, làm thủ tục xin chính quyền thuê một khu đất trước cổng Bệnh viện Sa Pa để trồng hoa hồng, hoa lay ơn, hoa ly...

Mùa hoa năm 2002, anh chị chuyển hoa về Hà Nội và bán thăm dò sang Nam Ninh (Trung Quốc) thu hơn 200 triệu đồng. Năm nay lễ hội 100 năm Sa Pa, có nhiều khách thập phương trong và ngoài nước kéo về dự lễ. Anh Hùng mạnh dạn bỏ vốn mấy trăm triệu đồng đầu tư một trang trại trồng hoa theo kiểu "công nghiệp" để tiếp thị tại chỗ năng lực và nguồn hàng mới mẻ của mình nhằm hướng tới xuất khẩu. Thế là trang trại của anh Hùng ra đời bên rừng sâu, nguồn nước được dẫn từ con suối gần đó, thời tiết thích hợp cho nên hoa phát triển rất nhanh, nở bông to và đẹp chẳng thua kém hoa Vân Nam, Ðà Lạt.

Anh Hùng còn tổ chức "đội quân" phần lớn đồng bào địa phương vào rừng hái lượm hoa phong lan, hoa địa lan đem về trồng trên các cành gỗ mục thành từng giò, hoặc trồng trong các chậu gốm trổ nhiều lỗ để chuyển về các đô thị vùng xuôi bán. Số lao động này thường xuyên 50 - 100 người và thu nhập của họ hơn hẳn các nghề rừng khác.

Từ sự khởi đầu khá suôn sẻ này của vợ chồng anh Hùng, liệu Sa Pa có thể trở thành trung tâm trồng hoa như Ðà Lạt? Ðiều này còn cần có thêm sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch những vùng đất đai thích hợp dành cho chuyên canh hoa; có chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, vốn và lối ra cho từng loài hoa tới các vùng, miền trong nước và trên thế giới. Bởi vì, với một vài cá nhân, dù có tâm huyết đến đâu, vẫn là chưa đủ.

LÊ QUANG VINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang