• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết sản xuất rau, quả an toàn ở Tây Ninh

Nguồn tin: ND, 17/09/2008
Ngày cập nhật: 18/9/2008

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành rau, quả cung cấp cho các đô thị lớn. Tuy nhiên, những năm qua, hàng triệu tấn rau, quả sản xuất mỗi năm chỉ tiêu thụ được ở các chợ thông thường, chưa thể chen chân vào metro hay siêu thị... Mới đây, trong tỉnh xuất hiện một mô hình liên kết sản xuất, cung ứng trực tiếp sản phẩm cho hệ thống siêu thị tại TP Hồ Chí Minh.

Hiệu quả bước đầu

Ðến huyện Tân Biên (Tây Ninh) vào những ngày đầu tháng 9, chúng tôi khá bất ngờ khi thấy một nông dân, cộng tác viên khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông tỉnh chẻ trái dưa hấu xanh mướt, bên trong ruột đỏ au nhưng không hề có một hạt nào. Thời tiết đang trong mùa mưa dầm kéo dài hàng tháng, vậy mà vẫn trồng dưa được? Anh Lê Văn Cuông, nông dân xã Tân Bình, huyện Tân Biên cho biết: Từ khi nhận thấy tiềm năng của vùng đất pha cát ở địa phương, anh liên hệ với những chợ đầu mối, những nơi tiêu thụ rau, quả với số lượng lớn, nhưng không thành công vì giá sỉ thấp, hàng nông sản của tỉnh khó có thể cạnh tranh được với nơi khác. Trong một lần vào thăm các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh, thấy bày bán nhiều rau, quả, mầu sắc rất bắt mắt, nhưng có giá gấp hai, ba lần bên ngoài. Từ đây, anh tìm cách liên hệ với các đơn vị, công ty ngoài tỉnh nhằm ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đồng thời nhờ sự trợ giúp, huấn luyện của khuyến nông về kỹ thuật trồng rau, quả cao cấp. Một công ty ở thành phố đồng ý "làm ăn" với anh, nhưng họ đưa ra quy trình GAP, yêu cầu phải làm theo đúng bài bản thì mới tiếp nhận hàng hóa.

Ban đầu thực hiện quy trình, anh Cuông tập hợp hơn chục hộ dân được khoảng mười ha dưới dạng kiểu tổ liên kết sản xuất, nhưng thấy GAP rất khó áp dụng, vì người nông dân đã quen với tập quán canh tác cũ, không thích "gò bó" trong khuôn khổ, nhiều lúc phải cầm tay chỉ việc mới xong. Anh tự bỏ vốn đầu tư, kể cả cung cấp loại phân bón thích hợp cho từng loại cây và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Người nông dân từng bước thích nghi với sự hướng dẫn khoa học, sự kiểm tra thường xuyên của nhân viên kỹ thuật, có ghi chép, nghiệm thu đầy đủ chi tiết theo từng công đoạn trong suốt quá trình trồng. Xuất chuyến đầu tiên hàng trăm tấn dưa hấu không hạt thành công, tổ liên kết đã tạo được tiếng vang và mở rộng sản xuất thêm các loại rau quả khác như bí đao, khổ qua. Sau hơn hai năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hiện nay, tổ liên kết của anh Cuông mỗi năm bảo đảm cung cấp khoảng 250 tấn dưa không hạt và 500 tấn rau, quả khác cho hệ thống siêu thị ở TP Hồ Chí Minh.

Theo anh Cuông, mong muốn lớn nhất của những người trồng rau, quả cao cấp, là tỉnh có đơn vị cấp giấy chứng nhận hàng hóa nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn, vì hiện nay họ mới chỉ làm theo từng đơn đặt hàng cụ thể với từng đơn vị, công ty (với giám sát, nghiệm thu của hai bên) nên khó mở rộng sản xuất.

Tìm hiểu về cách quản lý, anh Cuông cho hay, mô hình liên kết sản xuất là hình thành các tổ kỹ thuật, hưởng lương theo phần trăm doanh số sản phẩm bao tiêu. Mỗi tổ kỹ thuật gồm bốn người, chịu trách nhiệm một khu vực cụ thể, có nhiệm vụ theo sát nông dân, vừa hướng dẫn kỹ thuật, vừa thống kê sản lượng, đồng thời cung ứng giống, vốn, phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm có cho trước giá sàn, khi thu hoạch mới thu hồi vốn đầu tư. Nông dân phải làm theo đúng quy định mới được nghiệm thu, ai làm sai phải chịu lỗ, nhưng lợi nhuận thì thật hấp dẫn. Một kg dưa không hạt tổ hợp tác mua tại ruộng đến 7.000 đồng, nếu tự bán bên ngoài giá sỉ chỉ được 3.000 đồng/kg. Một ha dưa từ lúc trồng đến thu hoạch trong khoảng 70 ngày, năng suất trung bình 15 tấn/ha, tính ra tổng thu được 105 triệu đồng/ha, trong khi tổng vốn đầu tư (theo quy trình GAP) là 75 triệu đồng/ha, nông dân còn lãi được 30 triệu đồng trong 70 ngày, không phải lo chuyện tiêu thụ. So với giá bán bên ngoài, không làm theo GAP sẽ ít vốn đầu tư hơn, nhưng giá thấp, chất lượng thấp và không được bao tiêu, không thể đưa vào siêu thị. Hơn nữa rủi ro thị trường lúc nào cũng có thể xảy ra, nông dân chưa chắc đã có lãi nên khó yên tâm sản xuất. Vừa rồi, một số đơn vị có đề nghị tổ hợp tác của anh Cuông đóng gói hơn chục thùng dưa, bí đỏ để xuất khẩu thử. Tổ đã đáp ứng và "biếu không", vì biết đây là tiền đề cho sự phát triển về sau.

Anh Phùng Văn Chảy ở Tân Phú, Tân Biên, một nông dân làm theo quy trình GAP trong tổ liên kết cho biết, anh có 1,1 ha đất rẫy hợp tác với tổ, trồng quanh năm xoay vòng các loại dưa hấu, bí đao, bí đỏ. Cái khó nhất là thời tiết, vì ảnh hưởng lớn đến rau, quả, nhưng vẫn có cách khắc phục được. Từ mô hình này, nhiều người khác cũng muốn theo, nhưng giá vật tư lên quá cao, rất nặng vốn đầu vào nên không làm được. Anh Lê Văn Thức, một kỹ thuật viên của tổ cho rằng, nông dân thực hiện theo quy trình bắt buộc sẽ khó khăn, nhưng bù lại hiệu quả cao hơn nhiều. Hơn hai năm nay, nhiều hộ đã quen và làm rất tốt, chỉ cần đầu tư đầy đủ cho nông dân và giám sát. Hiện các anh đang trồng dưa quy trình GAP cho Công ty Syenta (Khu công nghiệp Biên Hòa, Ðồng Nai), tất cả phải bảo đảm yêu cầu an toàn về "rau sạch" mới được chấp nhận. Theo anh Thức, tiềm năng ở nông thôn Tây Ninh còn rất lớn, nhất là về đất đai, lao động... nhưng thiếu người tổ chức, hướng dẫn, đứng đầu để chỉ huy quy trình GAP và cung ứng vốn. Khi nông dân thấy được cái lợi, họ sẽ tự nguyện vào liên kết hợp tác, thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Khi giao hàng, dưa không được đưa thẳng vào metro hay siêu thị, mà phải qua kho trung chuyển. Ở đó có hệ thống dây chuyền, trái dưa sẽ được "tút" lại, bảo quản theo tiêu chuẩn xong mới trưng bày để thu hút khách hàng.

Làm thế nào để nhân rộng mô hình?

Ðây là lần đầu tiên ở Tây Ninh có một tổ liên kết tự nguyện thực hiện trồng rau, quả an toàn theo quy trình GAP. Tuy hiệu quả đã được chứng minh qua thực tế, nhưng không phải người nông dân nào trong tỉnh cũng biết về vấn đề này. Theo một cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thực ra GAP là một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, là tiêu chuẩn về thực hành tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, có kiểm tra xuyên suốt từ A đến Z, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ nhằm đạt được bốn mục tiêu bảo đảm chính là: sản phẩm an toàn, môi trường an toàn, người lao động an toàn và bảo đảm truy vết được sản phẩm. Giấy chứng nhận Global GAP chỉ có hiệu lực đúng một năm, sau đó người sản xuất phải tiến hành các thủ tục để tái chứng nhận. Tiêu chuẩn Global GAP được dùng chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường châu Âu. Các nhà sản xuất, bán lẻ, cung cấp có thể dùng thương hiệu này trong giao dịch, kinh doanh, quảng cáo...

Về việc cấp giấy chứng nhận rau, quả an toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh Võ Hiệp Hưng cho biết, trong tỉnh hiện chưa có đơn vị nào làm nhiệm vụ cấp loại giấy này cả. Tổ liên kết sản xuất trên là một điểm thử nghiệm bước đầu để mở rộng dần ra. Sắp tới, ngành nông nghiệp sẽ tổ chức bộ phận thực hiện, phải có cán bộ kỹ thuật đến tận nơi kiểm tra, đánh giá, nhận xét, làm cơ sở để cấp chứng nhận theo quy trình cho nông dân. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản, đang chờ Cục Trồng trọt cụ thể hóa. Hiện cơ quan chức năng tỉnh chưa thể thực hiện chứng nhận sản phẩm theo đúng quy trình GAP, chỉ đề xuất cho nông dân các cách đơn giản hơn do chưa có bộ phận chuyên môn.

Ðể nâng cao, nhân rộng hiệu quả về sản xuất rau, quả an toàn, rất cần các cơ quan, đơn vị liên quan chung sức, vì nếu để cho nông dân "tự bơi" thì không thể đủ lực, khó phát triển nhanh chóng mô hình sản xuất được. Trong đó, cần tổ chức đơn vị đầu mối để cung ứng vốn, vật tư, khoa học, kỹ thuật trên quy mô lớn, cộng với đơn vị chuyên ngành lo nhiệm vụ hướng dẫn quy trình GAP, chứng nhận hàng hóa an toàn cho nông dân. Với hàng trăm HTX nông nghiệp hiện có, nếu liên kết được theo mô hình sản xuất GAP tự nguyện thì đây cũng là một bước đột phá trong nông nghiệp, nâng cao đáng kể giá trị hàng hóa, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện đời sống nông dân và bảo đảm an toàn thực phẩm hàng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

VĂN CÔNG CẢNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang