• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Ninh: khống chế hiện tượng vàng lá lúa

Nguồn tin: Bắc Ninh, 12/09/2008
Ngày cập nhật: 13/9/2008

Hiện tượng vàng lá lúa thường xuất hiện vào vụ mùa ngay từ giai đoạn mạ, tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau cấy 20 ngày cho đến khi thu hoạch và gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất lúa. Hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến trên địa bàn, song đến nay vẫn không có thuốc trị đặc hiệu. Góp phần giúp nông dân hạn chế thiệt hại, được sự giúp đỡ của Sở KH và CN, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã triển khai đề tài “nghiên cứu nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng vàng lá lúa” tại tỉnh Bắc Ninh.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng vàng lá lúa là do cây bị thiếu hụt Mg. Sự thiếu hụt này có thể do nhiều nguyên nhân như: Hàm lượng Mg trao đổi trong đất thấp, do đối kháng giữa K và Mg, giữa Ca và Mg. Sự thiếu hụt này dẫn đến làm giảm khả năng ôxy hoá của hệ rễ, hậu quả là làm tăng nồng độ chất khử, đặc biệt là Fe ở dạng khử xung quanh rễ, làm cây lúa bị ngộ độc Fe. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm thổ nhưỡng của các vùng canh tác tại các địa phương trong tỉnh, tác giả đưa ra những biện pháp khống chế hiện tượng vàng lá lúa. Khuyến cáo các địa phương căn cứ vào một số chỉ tiêu hoá học trong đất của các vùng có nguy cơ bị vàng lá lúa để xác định rõ hiện trạng một số nguyên tố như: Hàm lượng Mg trao đổi, Ca trao đổi, K hữu cơ trực tiếp và Fe trao đổi, đặc biệt là Fe ở dạng khử (Fe2+) để có định hướng về chủng loại, mức độ và phương pháp bón các loại phân sao cho không xảy ra hiện tượng thiếu Mg trong cả trường hợp thiếu tuyệt đối và thiếu tương đối do bị các dinh dưỡng khác cạnh tranh. Trong trường hợp thiếu Mg đơn thuần không có sự ảnh hưởng của các nguyên tố dinh dưỡng như: K, Ca và Fe, có thể bón 20- 30 kg MgO vào thời kỳ bón lót hoặc bón thúc giai đoạn I, nếu thiếu quá nhiều có thể bón cả 2 lần. Cũng có thể dùng 60- 90 kg/ha Tecmo photphat (phân lân Văn Điển) bón lót, kết hợp với bón 20-30 kg MgO ở giai đoạn bón thúc I. Hoặc bón kết hợp giữa Tecmo photphat với supe lân Lâm Thao theo tỷ lệ 1:1. Đối với trường hợp thiếu Mg có sự đối kháng của K hữu cơ trực tiếp trong đất, cần giảm lượng bón K ở thời kỳ đầu, tùy theo mức độ có thể giảm hẳn hoặc chỉ bón vào thời kỳ lúa đã có đòng và cũng không cần bón nhiều. Trường hợp có đối kháng Ca không nên dùng supe lân mà thay thế hoàn toàn bằng phân lân Văn Điển. Không nên dùng NPK vì rất khó xác định bản chất của loại phân này, dễ sinh tác động phụ gây tác hại trở lại. Trong trường hợp có tác động của Fe ở dạng khử (hàm lượng lớn), cần bón tăng cường P ở dạng Tecmo và Mg, kết hợp giữa bón lót và bón thúc lần I sẽ hạn chế sự ảnh hưởng gây ngộ độc rễ lúa của Fe. ở những vùng thường xuyên xảy ra hiện tượng vàng lá lúa không nên sử dụng những giống lúa mẫn cảm như tẻ thơm và các giống có cấu hình tương tự.

Tuy nhiên cũng theo khuyến cáo của tác giả, những biện pháp khắc phục hiện tượng vàng lá lúa trên đây mới dựa trên kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2005, 2006 nên có thể chưa thật đầy đủ. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền các cấp tiếp tục triển khai nghiên cứu và xây dựng thêm một số mô hình để hoàn thiện quy trình khống chế hiện tượng vàng lá lúa trên địa bàn tỉnh.

Thuỳ Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang