• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Khi vùng chuyên canh sen bỏ sen trồng lúa!

Nguồn tin: KHPT, 12/09/2008
Ngày cập nhật: 13/9/2008

Vụ Đông Xuân 2007 - 2008 trúng mùa, giá lúa tăng cao trên 100.000 đ/giạ (trên 5.000 đ/kg), nông dân ĐBSCL đốn tràm, bỏ mía... san bằng mặt đất để trồng lúa. Trong đó “đau thương” nhất là những hộ “ruồng bỏ” ruộng sen.

Mô hình sen - lúa

Theo những người có kinh nghiệm về trồng sen, cũng không nên chuyên canh sen mà trồng theo mô hình 1 vụ lúa (ĐX) - 2 vụ sen. Vụ hè thu và sau đó là mùa nước nổi rất thích hợp cho cây sen phát triển. Ở nước ta hiện nay có 3 loài sen:

- Sen cho củ cho rất ít bông, thường là màu trắng, trừ một vài loài cho màu đỏ. Đây là giống trồng phổ biến ở Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp, Long An).

- Sen cho gương và ngó là nhóm sen ta, gương lõm, trồng phổ biến ở An Giang, Kiên Giang. Gần đây người ta còn trồng phổ biến giống sen Đài Loan, gương to phồng.

- Sen cho bông với nhiều màu, thường dùng để trang trí, ở Việt Nam rất hiếm.

Trồng sen ít tốn phân vì nguồn hữu cơ là từ lá, cọng và hoa rụng xuống.

Bệnh thường gặp trên cây sen là khô vằn do nấm. Sâu hại sen thường gặp là nhện đỏ, sâu đục, sâu xanh da láng, thường rất dễ trị. Sau 40 ngày xuống giống, sen trổ bông “lai rai” và thu hoạch nhiều vào 10 - 20 ngày sau đó. Ở An Giang những hộ làm theo mô hình sen - lúa còn tận dụng ao sen thả cá đồng.

Từ gần chục năm nay, khi cây sen có đầu ra ổn định, được xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc thì tại ĐBSCL hình thành những vùng chuyên canh sen ở Long An, Đồng Tháp, An Giang... Đồng Tháp là địa phương có diện tích trồng sen lớn nhất Việt Nam, tập trung ở các huyện Tam Nông, Tháp Mười, Lấp Vò. Hai năm trước, khi giá lúa còn thấp, việc trồng sen cho lãi gấp đôi trồng lúa (1 ha được trên 20 triệu đồng). Cây sen cho thu hoạch “trọn gói” từ củ, ngó đến gương (đài) và hoa. Các sản phẩm này luôn có đầu ra ổn định và chưa bao giờ bị dội chợ do nhu cầu ngày càng tăng cao. Mỗi năm, có thể trồng 3 vụ, cho thu hoạch quanh năm. Sen ít sâu bệnh và nhẹ công chăm sóc.

Thế nhưng trước tình hình báo động thế giới thiếu lương thực, giá lúa trong nước tăng cao, nông dân các nơi đã bỏ sen trồng lúa. “Kinh đô” sen ở An Giang là tỉnh lộ 941 dẫn về Núi Sập năm ngoái bạt ngàn sen với diện tích vài trăm hecta, nay chỉ còn lác đác. Ở các tỉnh khác, nhiều diện tích sen cũng bị thu hẹp để chuyển sang trồng lúa trong vụ hè thu vừa qua.

Nhưng hiện nay, khi toàn vùng vừa thu hoạch xong vụ lúa hè thu thì giá lúa lại sụt giảm, chỉ còn 4.500 - 4.800 đ/kg. Với giá này, nông dân lãi rất ít hoặc bị lỗ. Những hộ khá giả buộc phải neo lúa lại chờ giá, còn hộ nghèo trước sức ép vụ 3 phải xuống giống ngay đành phải bán. Muốn bán cũng không dễ, vì thương lái không mua. Giá lúa giảm trong khi vật tư phân bón tăng cao, thấp nhất cũng 40% (có loại tăng trên 100%). Công cắt, suốt lúa, xịt thuốc cũng tăng. Mức đầu tư cho một hecta trồng lúa trong điều kiện thuận lợi là 18 - 20 triệu đồng (tăng 3 triệu đồng so với năm 2007). Trong khi đó, giá lúa chỉ tăng 1.200 đ/kg, chưa tính lãi ngân hàng cũng tăng cao.

Đất trồng sen là ruộng trũng, ngậm nước quanh năm, nền đất bị thoái hóa vì cây sen “nuốt” hết dinh dưỡng. Khi chuyển sang trồng lúa thì chi phí cải tạo đất cao mà năng suất lại kém.

Giá lúa giảm nhưng giá sen đang tăng mạnh do diện tích sen bị thu hẹp, cung không đủ cầu. Những hộ giữ lại diện tích trồng sen lãi đậm (30 triệu đồng/ha) nếu canh tác đúng kỹ thuật. Hộ ông Út Thới ở xã Định Thành, An Giang chỉ có 6.200 m2 sen mà mua được thêm đất, máy cày, tiện nghi trong nhà và nuôi ba con học xong đại học. Sen không đủ bán, Út Thới sang xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang) thuê 4 ha đất trồng sen, đồng thời thu mua sen nơi khác cung cấp cho đầu mối.

NGUYỄN HOÀNG TUẤN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang